Chào mừng cô và các bạn đến với phần trình bày của tổ 4
Thông tin về nhà triết học Aristoteles
Aristoteles (phiên âm trong tiếng Việt là Aritstốt; 384 – 322 TCN)là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lãnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon vàSocrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Vinh danh :
Núi Aristoteles, nằm trên bờ biển Oscar II thuộc đất Graham, Châu Nam Cực được đặt tên theo tên của Aristoteles.
Các quan điểm của Aristoteles

"Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn"
"Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, càng nặng rơi càng nhanh."
"Tốc độ rơi của một vật phụ thuộc vào mật độ môi trường nơi vật rơi qua, mật độ môi trường càng nhỏ thì tốc độ rơi càng lớn."
"Nếu có lực tác dụng vào vật thì tốc độ chuyển động của vật sẽ tỉ lệ thuận với lực tác dụng."
Aristoteles còn cho rằng, chuyển động có thể là "có ý thức" hoặc "vô ý thức". Ông dùng thuật ngữ "nature will" (tạm dịch là "lẽ tự nhiên") để giải thích về nguyên nhân của sự chuyển động: "Mọi chuyển động có ý thức hay vô ý thức của sinh vật hoặc các vật thể đều tuân theo lẽ tự nhiên của chúng."
Aristoteles đồng ý với quan điểm của Empedode về 4 nguyên tố đất, lửa, khí, nước. Sau đó đề xuất thêm rằng các thiên thể chuyển động theo đường tròn, trong môi trường gọi là ête (ether).
Thông tin về nhà bác học Ga-li-lê
Galileo Galilei (thường được phiên âm trong tiếng Việt là Ga-li-lê )
(15/2/1564 – 8/1/1642) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại" "cha đẻ của vật lý hiện đại","cha đẻ của khoa học"và "cha đẻ của Khoa học hiện đại." Stephen Hawking đã nói, "Galileo, có lẽ hơn bất kỳ một người riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại.
Các thành tựu của Galileo
Galileo đã có những đóng góp cơ bản cho khoa học về chuyển động bằng cách kết hợp một cách sáng tạo giữa toán học và thực nghiệm .Có lẽ Galileo là người đầu tiên phát biểu một cách rõ ràng rằng các quy luật của tự nhiên đều liên quan đến toán học, vật lý học
-Parabol là quỹ đạo lý thuyết lý tưởng đối với những vật được bắn ra, chuyển động nhanh dần đều mà không có ma sát hay bất cứ lực cản nào
-Dữ liệu thực nghiệm sẽ không bao giờ giống một cách chính xác với bất kỳ biểu thức lý thuyết hoặc toán học nào vì sự thiếu chính xác của các phép đo, sự ma sát, và các yếu tố khác.
-Một vật thể rơi sẽ rơi với gia tốc đồng nhất, khi sức cản của môi trường mà nó đang rơi trong đó là không đáng kể, hay trong trường hợp giới hạn sự rơi của nó xuyên qua chân không
-Nguyên tắc quán tính của Galileo nói: "Một vật thể chuyển động trên một bề mặt phẳng sẽ tiếp tục duy trì hướng và tốc độ trừ khi bị tác động (định lí I Niuton)
-Galileo là một trong những người đầu tiên hiểu được tần số âm thanh
-Galileo cũng đưa ra nguyên tắc căn bản của tương đối, rằng các định luật của vật lý là như nhau trong bất kỳ hệ thống nào đang chuyển động ở một tốc độ không đổi theo một đường thẳng, không cần biết tới tốc độ và hướng. Vì thế, không có chuyển động tuyệt đối hay sự nghỉ tuyệt đối
Ngoài ra ông còn môt sô đóng góp vê thiên văn học
Các ví dụ về quán tính
VD1 : Tại sao khi bút tắc mực, vậy mạnh lại viết được? 
TL : Khi vẩy mạnh, bút và mực trong bút cùng chuyển động, khi bút dừng lại đột ngột thì do quán tính mà mực trong bút vẫn duy trì vận tốc cũ do đó mực văng ra khỏi bút.
VD2 : Tại sao đặt một chén nước trên góc một tờ giấy mỏng rút thật nhanh mảnh giấy thì ta thấy không làm dịch chuyển chén.
TL: Trong trường hợp này chúng ta rút nhanh mảnh giấy thì ta thấy không làm dịch chuyển chén. Lí do chính là do lực quán tính của chén đã giữ chén ở một chỗ.
VD3 : Vì sao ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn
TL : Nếu không thắt dây an toàn thì do lực quán tính của hành khách làm cho hành khách mất thăng bằng
VD4 : Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa khi lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
TL : Khi gõ mạnh cán búa,cuốc,xẻng xuống nền cứng; do đầu búa , cuốc, xẻng đang có quán tính chuyển động còn cán dừng lại đột ngột khiến đầu búa,lưỡi cuốc, xẻng chặt vào cán
VD5: Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khụy xuống?
TL : Vì chân khụy xuống làm giảm quán tính của trọng lượng của cơ thể
Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi phần trình bày của tổ 4
nguon VI OLET