Bài 1
BÀI MỞ ĐẦU
I - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

- Đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
- Sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Xưởng sản xuất bàn ghế
- Có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và xuất khẩu
- Cung cấp việc làm cho người lao động
I - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
Sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và xuất khẩu
Cung cấp việc làm cho người lao động

II - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
Thành tựu
a.Tăng trưởng GDP
Giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2020 ước tăng 2,75% so với năm 2019.
Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; giúp bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào.
b. Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
Hình: Ứng dụng mạng khu vực trang trại dựa trên IoT FAN (Farm Area Network)
b. Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
- Ngành chăn nuôi, công nghệ IOT, blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn
- Ngành lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ DND mã mạch trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản
- Ngành thủy sản: sử dụng thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, điện thoại vệ tinh; máy thu lưới vây (đứng); hệ thống thu-thả lưới chụp, công nghệ GIS và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ.
- Ngành nuôi trồng thủy sản: ứng dụng công nghệ sinh học chọn lọc, lai tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với môi trường, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), công nghệ biofloc, công nghệ nano, công nghệ nuôi lồng trên biển, công nghệ nuôi cá nước lạnh.
c. Phát triển sản phẩm OCOP (One Commune, One Product)
Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2020, các địa phương đánh giá, phân hạng và công nhận 3.200 sản phẩm, vượt 800 sản phẩm so với kế hoạch đề ra.
Hội đồng OCOP cấp quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng đã xếp hạng 43 sản phẩm 5 sao.
d. Xây dựng nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh ngiêp, hợp tác xã (HTX) theo chuỗi được triển khai nhân rộng

Năm 2020 có số HTX hoạt động hiệu quả là 14.532; có 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành lập mới 1.055 DN, nâng tổng số lên trên 13.280 DN nông nghiệp.
 e. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng, nhiều sản phẩm xuất khẩu qua thị trường châu âu

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản là 41,25 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019.
II - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
Thành tựu
Tăng trưởng GDP
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
Phát triển sản phẩm OCOP
Xây dựng nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) theo chuỗi được triển khai nhân rộng
Kim ngạch xuất khẩu tăng



2. Hạn chế
- Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao
Thị trường tiêu thụ ngày càng biến động, nguy cơ rủi ro, trong khi năng lực quản trị, công tác dự báo cung, cầu còn bất cập
Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, quản lý ATTP vẫn rất khó khăn, phức tạp.
Khoảng cách chênh lệch ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giữa các vùng miền khá lớn
III - PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở NƯỚC TA

1. Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính
3. Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái – đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
4. Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
5. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch


nguon VI OLET