Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Năm học: 2021 - 2022
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN
TRƯỜNG THCS PHONG HÒA
MÔN SINH HỌC 8
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ
CƠ THỂ NGƯỜI
BÀI 2:
CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. CẤU TẠO
II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
CẤU TẠO
Các phần cơ thể
- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
Kết luận:

- Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như: lông, tóc, móng.

- Cơ thể người được chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
Quan sát hình 2.1 (tr.8-SGK) và trên màn hình, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời câu hỏi sau:
CẤU TẠO
Các phần cơ thể:

- Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như: lông, tóc, móng.

- Cơ thể người được chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
Các cơ quan ở phần thân của cơ thể
Cơ hoành


-Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
- Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?
Kết luận:
- Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành
- Khoang ngực chứa tim, phổi
- Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh dục
Khoang ngực
Tim
Phổi
Khoang bụng
Dạ dày
Ruột
Gan
Lách ( tỳ )
Mật
CẤU TẠO
Các phần cơ thể:

- Cơ thể người được da bao bọc, da có các sản phẩm như: lông, tóc, móng.

- Cơ thể người được chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.
- Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành
+ Khoang ngực chứa tim, phổi.
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh dục.
CẤU TẠO
1. Các phần cơ thể
2. Các hệ cơ quan
Đọc thông tin SGK và quan sát hình vẽ trên màn hình:

Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2?
Bảng 2. Thành phần chức năng của các hệ cơ quan
Cơ và xương
Vận động và di chuyển
Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá
Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và hai lá phổi
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái
Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, hấp thụ chất dinh dưỡng
Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể với môi trường
Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài (bài tiết nước tiểu)
Điều hoà, điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển các chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết
CẤU TẠO
1. Các phần cơ thể
2. Các hệ cơ quan

Ngoài các hệ cơ quan trên thì trong cơ thể còn các hệ cơ quan nào?

Ngoài các cơ quan nêu trên thì trong cơ thể còn có da, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục
CẤU TẠO
1. Các phần cơ thể:
2. Các hệ cơ quan:
- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
- Có 8 hệ cơ quan: Hệ Vận động - Tiêu hóa - Tuần hoàn - Hô hấp - Bài tiết - Thần Kinh - Sinh sản - Nội tiết.  Mỗi hệ cơ quan thực hiện một chức năng nhất định
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào? Hãy phân tích một ví dụ cụ thể.
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:
- Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ với nhau.
Quan sát hình 2.3 hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:
- Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ với nhau.
- Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể người dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
=> Cơ thể là 1 khối thống nhất.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi:
A. Cơ ngực
B. Cơ ngực
C. Cơ hoành
D. Cơ ngực và cơ bụng
Câu 2. Khoang ngực chứa các cơ quan:
A. Tim và phổi
B. Ruột, gan, tim và phổi
C. Dạ dày, ruột và gan
D. Dạ dày và ruột
Câu 3. Khoang bụng chứa các cơ quan:
A. Tim và phổi
B. Dạ dày, ruột, gan, tụy, hệ bài tiết và hệ sinh dục
C. Hệ bài tiết và hệ sinh dục
D. Cả A, B và C
Câu 5. Nối các nội dung ở hai cột dưới bảng sau cho phù hợp.
(Đáp án: 1 - e, 2 - f, 3 - a, 4 - c, 5 - d, 6 - b)
DẶN DÒ
Học bài.
Xem trước nội dung bài 3 TẾ BÀO.
Cấu tạo
Chức năng của các bộ phận trong tế bào
Thành phần hóa học của tế bào
Hoạt động sống của tế bào
nguon VI OLET