Chào mừng các em học sinh thân yêu!
Bạn sẽ làm gì để cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Xây một ngôi nhà… ?
Vun đắp gia đình hạnh phúc…?
Theo đuổi những ước mơ
Thành người nổi tiếng…
Cũng có thể chỉ là những điều bình dị.
Lúc ở bên một người bạn thân…
Hay khi đông vui náo nhiệt…
Mọi lúc, mọi nơi
Ngôn ngữ giao tiếp sẽ giúp ta đạt được điều mong muốn.
TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ : 1,2 ( SGK – T8,T9 )
Ví dụ 1 : Đọc đoạn đối thoại sau :

An : - Cậu có biết bơi không?
Ba : - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An : - Cậu học bơi ở đâu vậy?
Ba : - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
? Khi An hỏi “học bơi ở đâu” ý muốn hỏi điều gì? Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không?
I. Phương châm về lượng:
TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
An: - Cậu có biết bơi không?
Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An: - Cậu học bơi ở đâu vậy?
Ba: - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
1. VD1: Đọc đoạn đối thoại sau:
Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết – một địa điểm cụ thể.
Nói thiếu - Vi phạm phương châm về lượng
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ : 1,2 ( SGK – T8,T9 )

? Qua cuộc hội thoại ở ví dụ 1, em rút
ra nhận xét gì về giao tiếp ?
- Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp.
2. Nhận xét
Vd2: Theo dõi truyện cười: Lợn cưới áo mới
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Tính khoe của.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Truyện phê phán điều gì?
 Nói thừa. Vi phạm phương châm về lượng.
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ : 1,2 ( SGK – T8,T9 )
2. Nhận xét :
- Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp.
? Từ câu chuyện cười ở VD2,
trong giao tiếp cần phải tuân
thủ yêu cầu gì ?
- Trong giao tiếp, hỏi và đáp phải đúng yêu cầu của giao tiếp, nói không thiếu, không thừa.
Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ : 1,2 ( SGK – T8,T9 )
2. Nhận xét :
- Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp.
- Trong giao tiếp, hỏi và đáp phải đúng yêu cầu của giao tiếp, nói không thiếu, không thừa.
Qua 2 ví dụ tìm hiểu, em hãy
trình bày nội dung phương châm về lượng?
3. Kết luận: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. (Phương châm về lượng)
BÀI TẬP NHANH
BT1. Những câu sau đã vi phạm phương châm về lượng. Hãy chỉ các lỗi đó?
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
b. Bồ câu là loài chim có hai cánh.
 Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
 Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vì thế “có hai cánh” là cụm từ thừa.
II. Phương châm về chất:
1. Ví dụ: Theo dõi truyện cười: Quả bí khổng lồ
2. Nhận xét: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
 Phê phán tính nói khoác, sai sự thật.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
?Truyện cười này phê phán điều gì ?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
? Nếu không biết chắc là 1 tuần nữa, lớp sẽ tổ chức đi tham quan thì em có thông báo: Tuần sau lớp sẽ đi tham quan với các bạn không ?
?.Vậy trong giao tiếp còn điều gì cần tránh nữa ?
+ Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
Bài tập vận dụng :
Bạn A, hôm nay nghỉ học. Không biết vì lí do gì .
Cô giáo hỏi : Vì sao bạn A nghỉ học ?
Nếu không biết chắc chắn lí do của A, thì các em sẽ trả lời cô như thế nào ?
- Thưa cô, hình như bạn ấy bị ốm.
- Thưa cô, em nghĩ là bạn ấy bị ốm.
- Thưa cô, có lẽ là bạn ấy bị ốm.
? Từ ví dụ và những bài tập trên, em hãy cho biết thế nào là phương châm về chất ?
II. Phương châm về chất:
1. Ví dụ:
Theo dõi truyện cười: Quả bí khổng lồ
3. Kết luận:
- Trong giao tiếp: Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
- Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
 Phê phán tính nói khoác, sai sự thật.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
? Từ phần tìm hiểu trên, cho ta thấy khi nói phải tuân thủ những phương châm hội thoại nào ?
Ghi nhớ :
Phương châm về lượng : Khi giao tiếp,
cần nói có ND; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Phương châm về chất : Khi giao tiếp,
đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 2/10-11:
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: nói trạng; nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò.
a, Nói có căn cứ chắc chắn là …………………………
b, Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là ………..
c, Nói một cách hú họa, không có căn cứ là …………
d, Nói nhảm nhí, vu vơ là …………………………
e, Nói khoác lác làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là ………………
nói có sách, mách có chứng
nói dối
nói mò
nói nhăng nói cuội
nói trạng
 Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại về chất.

BT 3 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1:
Đọc truyện cười “Có nuôi được không?” và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

Câu: “Rồi có nuôi được không?”
 Người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng (hỏi một điều rất thừa).
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
BT 4 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1: 
Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như :
a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,…
 Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
 Khi nói một điều mà người nói nghĩ là người nghe biết rồi thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó, để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào : 

ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.
BT 5 trang 11 SGK Ngữ văn 9 tập 1:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Ăn đơm nói đặt:
Ăn ốc nói mò:
Ăn không nói có:
Cãi chày cãi cối:
Khua môi múa mép:
Nói dơi nói chuột:
Hứa hươu hứa vượn:
 Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.
vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
nói không có căn cứ.
vu khống, bịa đặt
cố tranh cãi những không có lí lẽ gì cả.
nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
NẾU BẠN MUỐN THÀNH CÔNG TRONG GIAO TIẾP
Hãy nắm chắc bí quyết của giao tiếp: PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
Hãy bắt đầu từ việc nói đúng, nói đủ lượng thông tin cần thiết với người đối thoại.
Lời kết :
Và trong giao tiếp ta còn cần điều gì nữa nhỉ…?
Hãy suy nghĩ và trả lời vào tiết sau nhé !
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Học bài và hoàn thành các bài tập ở SGK/ tr11,12
Quan sát thực tế và ghi lại những điều thú vị em nhận ra trong cuộc sống có liên quan đến 2 phương châm hội thoại đã học.
Từ đó, rút rra những kinh nghiệm giao tiếp sao cho đạt hiệu quả.
Chuẩn bị bài: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG !
CHÀO TẠM BIỆT – HẸN GẶP LẠI !
nguon VI OLET