Chơi
Cánh cụt về nhà
Chăm chỉ
Vui vẻ
Thật thà
Khiêm tốn
Dũng cảm
Tự tin
Sạch sẽ
Chu đáo
Cẩn thận
Sáng tạo
Cần cù
Tốt bụng
Nhẫn nại
Hòa nhã
Nhiệt tình
Giản dị
Ngăn nắp
Kiên trì
Khoan dung
Linh hoạt
Phiếu bài tập số 1
Câu 1: Cho các từ ngữ: Nói có sách, mách có chứng ; nói leo; nói dối; nói ra đầu ra đũa. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
Nói rành mạch rõ ràng, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.
Nói xen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
Câu 2: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Chữa lại các câu đó cho hợp lý.
- Anh ấy đem cá về kho.
- Lớp tôi năm bạn mua 20 quyển vở.
- Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.
- Nam dắt xe đạp vào quán sửa xe rồi nói: "Bơm cho cái xe".
- Gà, ngan, vịt đều là những loài gia cầm nuôi ở nhà.
- Chờ bạn lâu, Hà bảo :"Cậu có họ hàng với rùa từ bao giờ thế?"
- Các ý (a,b) vi phạm phương châm hội thoại cách thức vì tạo ra cách kiểu mơ hồ.
Chữa lại: thêm một từ ngữ nào đó để mỗi câu chỉ có một cách hiểu duy nhất.
Các ý (c , e) vi phạm phương châm về lượng vì đưa ra thông tin thiếu hoặc thừa.
Chữa lại: bổ sung hoặc bớt thông tin cho phù hợp.
- Các ý ( d,f ) vi phạm phương châm lịch sự: lời nói thiếu tôn trọng người giao tiếp.
Chữa lại: chọn cách diễn đạt dễ tiếp nhận hơn.
Câu 3: Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên…”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?
.
- Phương châm hôi thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất.
- Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy là để thực hiện mục đích khác: Bà không muốn cháu thông báo cho bố mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Qua đó thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng chiến, đối với đất nước.
Câu 4: Cách nói : thủ...giống thủ…, xôi … giống xôi trong chuyện sau có vi phạm phương châm về lượng hay không ? Hãy lí giải điều đó.
.
Về nguyên tắc, cách nói thủ... giống thủ… , xôi... giống xôi vi phạm nguyên tắc về lượng ( vì lặp lại nội dung thông tin ) , song , trong câu chuyện đã cho, cách nói đó được hiểu như sau:
Thủ trên mâm giống thủ thầy phù thủy mang về hôm trước, xôi cũng vậy.
Phiếu bài tập số 2
Câu 1: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
a) Đêm hôm qua cầu gãy.
b) Học xong bạn nhớ đi ra cửa trước.
c) Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ.
.
- Các câu đều vi phạm phương châm cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ.
- Chữa lại:
a) Có thể thêm dấu phẩy, hoặc thêm từ thích hợp để câu được hiểu rõ ràng hơn
Ví dụ: Đêm hôm qua, cầu gãy.
Câu 2:
Khi cha mẹ đi vắng, có một người lạ mặt đến hỏi về tình hình gia đình như ngày giờ đi làm của cha mẹ,... em cần phải tuân thủ những phương châm hội thoại nào khi trả lời? Phương châm hội thoại nào không nên tuân thủ? Vì sao?
.
Cần tuân thủ phương châm lịch sự nhưng không tuân thủ phương châm về chất vì đây là khách lạ nên yêu cầu cảnh giác đặt lên hàng đầu.
Câu 3: Đọc các truyện cười sau và cho biết các nhân vật tham gia hội thoại đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Chỉ rõ và phân tích ý nghĩa của sự vi phạm đó.
.
a) Cả hai nhân vật trong truyện đều vi phạm phương châm hội thoại về lượng khi giao tiếp với nhau.
b) Cả hai chàng trong câu chuyện đều vi phạm phương châm về chất vì nói ra những điều không đúng sự thật
Phiếu bài tập số 3
Câu 1: Bài ca dao sau là lời gieo quẻ của một thầy bói với một cô gái:
“ Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà,
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ, có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”.
Lời của thầy bói đã vi phạm phương châm hội thọai nào? Vì sao?
.
Lời của thầy bói vi phạm phương châm về lượng. Vì đó là những điều hiển nhiên mà ai cũng đã biết.
Câu 2: Trong giao tiếp, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện phương châm lịch sự?
.
Xin lỗi, xin phép, xin mạn phép.
Bài tập 2:
Một khách mua hàng hỏi người bán:
- Hàng này có tốt không anh?
- Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ.
Cách trả lời của người bán hàng vi phạm phương châm hội thoại nào? Tạo .
Cách trả lời của người bán hàng vi phạm phương châm cách thức. Đây là cách nói nửa vời, mục đích của anh ta là để bán được hàng.
Câu 3: Dưới đây là lời nhân vật Nhuận Thổ nói với nhân vật "tôi"(trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn).
.
- Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của Nhuận Thổ ở hai thời điểm với nhân vật "tôi" có sự thay đổi .
+ Lúc còn nhỏ: Xưng hô "anh- em" , "chúng mình" thân mật gần gũi, chứng tỏ tình bạn thời thơ ấu của "tôi" và Nhuận Thổ trong sáng, đẹp đẽ, không có hàng rào ngăn cách, không phân biệt sang - hèn.
+ Hiện tại gặp lại: Xưng hô không còn thân mật như xưa, Nhuận Thổ ý thức rất rõ sự ngăn cách của mình với nhân vật "tôi".
Sự thay đổi trong cách xưng hô của Nhuận Thổ cho thấy anh tự ti về thân phận hèn kém của mình.
Câu 4: Viết một hội thoại, trong đó nhân vật vi phạm phương châm về lượng.
.
Chồng: Bao nhiêu tiền một cân cá rô vậy em?
Vợ: Bốn nhăm ngàn đồng cả mớ này đấy anh ạ!
Phiếu bài tập số 4
Câu 1: Nhận xét về cách nói của nhân vật "lão" trong truyện sau và cho biết cách nói đó có phù hợp với tình huống giao tiếp không.
.
Nhân vật "lão" trong câu chuyện rõ ràng nói năng không hợp tình huống: khi cần nói nhỏ lại nói to và ngược lại , khi không cần nói nhỏ lại nói nhỏ.
Câu 2: a ) Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm hội thoại nào ? Phương châm hội thoại đó ở trong truyện trên có được người đầy tớ tuân thủ không ? Hậu quả ra sao?
b) Trong trường hợp nào phương châm hội thoại không được tuân thủ mà vẫn chấp nhận được?
.
a) Thành ngữ nói có đầu có đuôi liên quan đến phương châm cách thức, phương châm hội thoại này được người đầy tớ tuân thủ một cách quá mức trong truyện đã cho. Và hậu quả là phú ông bị cháy mất áo.
b) Do đó, các phương châm hội thoại chỉ có hiệu lực khi chúng phù hợp với tình huống giao tiếp. Nếu không, hiệu quả giao tiếp khó đạt được. Khi cần ưu tiên cho một mục đích nào đó, các phương châm hội thoại có thể không được tuân thủ.
Câu 3: Sau khi khám cho người có bệnh, theo em, bác sĩ nên nói cách nào trong hai cách nói sau ? Tại sao?
a ) Bệnh của anh không thể chữa khỏi được.
b) Bệnh của anh cũng không nặng lắm. Anh chịu khó chữa rồi cũng khỏi thôi.
.
Sau khi khám cho người có bệnh, để người có bệnh yên tâm, không thất vọng về tình trạng sức khỏe của mình, bác sĩ có thể vi phạm phương châm về chất; do đó, nên chọn cách nói (b).
Câu 4: Hãy đặt một tình huống có sử dụng câu: Trẻ em là trẻ em.
Giải thích ý nghĩa của câu đó.
.
Có một người thấy trẻ em nô nghịch, biển cấm không cho chơi đùa và mắng các em. Khi đó, có thể khuyên người đó bằng câu: Trẻ em là trẻ em.
Câu này có nghĩa: Trẻ em phải được đùa nghịch ( chỉ có không nên nghịch quá thôi) .
Phiếu bài tập số 5 ( Xưng hô trong hội thoại)
Câu 1: Tìm các từ chỉ quan hệ thân tộc. Chỉ ra những từ tạo thành cặp xưng hô. Những từ nào không dùng để xưng hô?
.
Các từ chỉ quan hệ thân tộc thường dùng xưng hô tạo thành cặp như sau: ông-cháu, bà-cháu, bác-cháu, bố-con, mẹ-con, chú-cháu, cô-cháu, cậu-cháu, dì-cháu, mợ - cháu, anh- em, chị-em,...
Những từ chỉ quan hệ thân tộc không dùng để xưng hô : vợ-chồng, bố chồng-con dâu, bố vợ-con rể ,...
Câu 2: Tìm các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ dùng để xưng hô. Khi xưng hô với các cấp phó, người ta thường xưng hô thế nào? Tại sao?
.
Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ dùng để xưng hô như: thầy giáo, cô giáo, giáo sư, bác sĩ, giám đốc, chủ tịch, cửa hàng trưởng, thủ trưởng, sếp, sư trưởng, đại đội trưởng, đại tá, đại úy, …
Khi xưng hô với các cấp phó, người ta thường xưng hô thành cấp trưởng hoặc gọi chung là thủ trưởng, sếp, … bởi lẽ như đã nói ở trên, người Việt Nam có truyền thống xưng khiêm hô tốn , nên khi hô, người ta thường tôn lên.
Câu 3: Tìm từ ngữ xưng hô trong các đoạn văn sau, qua đó chỉ ra những người
tham gia giao tiếp.
.
Các từ ngữ xưng hô có trong đoạn văn:
a ) ta- nhà ngươi, hoàng thượng- thần .
Những người tham gia giao tiếp là vua Lê Thánh Tông và Lê Nghĩa (quan chép sử) : nhà vua tự xưng là ta, gọi Lê Nghĩa là nhà ngươi; Lê Nghĩa tự xưng là thần, gọi vua là hoàng thượng.
b) đồng chí - tôi
c) các em - thầy
Bài tập 1:
Xét về phương châm hội thoại, nhân vật Mã Giám Sinh đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào trong đoạn thơ sau? Vì sao?
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
.
Trong đoạn thơ, nhân vật Mã Giám Sinh đã không tuân thủ các phương châm hội thoại sau:
- Phương châm lịch sự: Trả lời cộc lốc, nhát gừng, thiếu tôn trọng người nghe.
- Phương châm về lượng: Nội dung trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của giao tiếp: Hỏi tên mà chỉ trả lời họ và chức danh.
- Phương châm về chất: Mã Giám Sinh đã nói những điều không đúng sự thật (đã được giới thiệu là viễn khách, Mã lại nói mình ở huyện Lâm Thanh cũng gần…)
nguon VI OLET