CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT DẠY
HÔM NAY
Bài 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư SGK/3
2. Điều mong muốn của Bác Hồ SGK/4
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Thế nào là chí công vô tư?
Ý nghĩa của chí công vô tư.
Rèn luyện chí công vô tư
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
Tình huống:
Lớp trưởng có một người bạn rất thân. Một ngày nọ cô bạn thân của lớp trưởng đã vi phạm nội quy của nhà trường khi đi dép lê và mặc quần rách gối đi học.
Lớp trưởng đã không ngần ngại ghi tên bạn vào trong sổ ghi lỗi và trừ điểm.
Theo em, lớp trưởng làm đúng hay sai? Vì sao?
Qua việc làm đó nói lên đức tính gì của lớp trưởng?
Câu hỏi
Thế nào là chí công vô tư?
Trả lời
Chí công vô tư là sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
1. Thế nào là chí công vô tư?
2. Ý nghĩa của chí công vô tư
- Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
- Làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Được mọi người tin cậy, kính trọng.
GVBM GDCD - NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
10



BT3. Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.
c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.


GVBM GDCD - NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
11
Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô tư.
- Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba.
- Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư.
Ủng hộ, quý trọng
người chí công vô tư.
Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng.
Luôn thể hiện hành vi
chí công vô tư
trong cuộc sống.
3. Rèn luyện chí công vô tư
Phải để việc công việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”
Hồ Chí Minh
Chí công vô tư là sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Được mọi người tin cậy, kính trọng.
- Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư.
- Phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
- Luôn thể hiện hành vi chí công vô tư trong cuộc sống.
BÀI TẬP
1. Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?
a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả  học tập của bản thân ;
b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;
c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc ;
d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra ;
đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới ;
e)  Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.
Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (đ), (e).
Vì:
+ (d) Việc làm của Lan thể hiện sự công bằng, không thiên vị, đúng người, đúng yêu cầu
+ (đ) Việc làm của ông Đĩnh thể hiện sự công bằng, không thiên vị
+ (e) Việc làm của bà Nga là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân.
Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư.
Vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.
DẶN DÒ
- Học thuộc nội dung bài học và làm những bài tập còn lại trong SGK.
- Tìm thêm những câu chuyện, những tấm gương về chí công vô tư.
- Chuẩn bị Bài 2 : TỰ CHỦ
+ Tự đọc phần Đặt vấn đề.
+ Tìm hiểu thế nào là tự chủ, ý nghĩa, cách rèn luyện.
+ Tìm hiểu những hành vi tự chủ của bản thân và chưa tự chủ trong cuộc sống.
Cảm ơn các em đã theo dõi!
nguon VI OLET