V

T
L
Ý
8
GD
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
Giáo viên: Đinh Lưu Trình
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Khi nào một vật được coi là chuyển động hay đứng yên?
Tại sao kim chìm mà tàu lại nổi?
Quán tính là gì?
Xe tăng to và nặng nề lại chạy được trên nền đất mềm?
......
Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?
Tây
Đông
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Làm thế nào để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên?
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
Để nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc)
 Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động
so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
Em hãy cho một vài ví dụ về chuyển động cơ học và chỉ rõ vật được chọn làm mốc?
VD: Bạn Bình đang chạy xe đạp trên đường.
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
Làm thế nào để biết một vật đang đứng yên?
 Khi vị trí của vật so với vật mốc không có sự thay đổi theo thời gian thì vật đó đứng yên.
Hãy lấy ví dụ về vật đứng yên và chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
VD: Con chim đang đậu trên cành cây.
Quan sát hình ảnh sau để trả lời các câu hỏi:
Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga:
So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
TL: So với nhà ga hành khách đang chuyển động vì có sự thay đổi vị trí của hành khách với nhà ga theo thời gian.
So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
TL: So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì không có sự thay đổi vị trí giữa hành khách và toa tàu theo thời gian.
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Hãy dựa vào câu trả lời trên để tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu nhận xét sau:
Một vật có thể là chuyển động…………………nhưng lại là…………….đối với vật khác
so với vật này
đứng yên
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Vậy Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?
Trong trường hợp nói: “ Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây “ thì ta có thể xem Mặt Trời là chuyển động nếu chọn Trái Đất làm vật mốc (Vì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời).
Máy bay:
Đầu kim đồng hồ:
Chuyển động thẳng
Chuyển động tròn
Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Quả bóng bàn:
Chuyển động cong
Hãy cho biết dạng chuyển động của một số vật sau:
 Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động
so với vật mốc. Chuyển động này gọi là chuyển động cơ học.
(gọi tắt là chuyển động)
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
 Khi vị trí của vật so với vật mốc không có sự thay đổi theo thời gian thì vật đó đứng yên
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
III. Một số chuyển động thường gặp.

Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
Các dạng chuyển động thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong.

CỦNG CỐ
Câu 1: Vật chuyển động khi nào? Vật đứng yên khi nào?
Câu 2: Vì sao nói chuyển động và đứng yên của một vật có tính tương đối?
Câu 3: Hãy nêu các dạng chuyển động thường gặp?
IV. Vận dụng.
Mỗi vật trong hình sau chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
Đứng yên
Chuyển động
Chuyển động
Đứng yên
Chuyển động
Chuyển động
Chuyển động
Chuyển động
Đứng yên
Chuyển động
Chuyển động
Đứng yên
Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc”. Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
Ví dụ: chuyển động của đầu kim đồng hồ
9
6
3
12
Câu 1: Chọn câu đúng.
Một vật đứng yên khi:
A. vị trí của nó so với một điểm mốc luôn thay đổi.
B. khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi.
C. khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi.
D. vị trí của nó so với vật mốc không đổi.
Câu 2: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
C. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
D. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 3: Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?
A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu.
B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu.
C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu.
D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu.
Câu 4: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các ô tô chuyển động đối với nhau.
B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà.
C. Các ô tô đứng yên đối với nhau.
D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
:
DẶN DÒ
Học bài.
Làm các bài tập trong SBT.
Soạn bài 2: Vận tốc
+ Độ lớn của vận tốc cho biết gì?
+ Viết công thức tính vận tốc.
Thân ái chào các em
nguon VI OLET