Bài 1: Chuyển động cơ
NHỮNG KIẾN THỨC CŨ LIÊN QUAN
LỚP 8
S: có đơn vị là cm, m, km
t: Có đơn vị là s, phút (min), h
v: Có đơn vị là cm/s; m/s; km/h
vtb : Có đơn vị là cm/s; m/s; km/h
Đông sang Tây
Nam tới Bắc
Trái qua Phải
Trên xuống dưới…
Cây bên đường, tòa nhà, cột điện…
www.themegallery.com
I. Chuyển động cơ
1. Định nghĩa: Là sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác (được chọn làm mốc).
A
B
C
O
www.themegallery.com
www.themegallery.com
A
B
O
Trong chuyển động của xe ô tô đỏ. Cột điện O được chọn làm vật mốc, xe ô tô đỏ là vật chuyển động.
Trong bài toán, vật mốc không bắt buộc phải là một vật cụ thể nào cả, nó được chọn tùy thuộc vào thói quen của người giải bài. (Nếu giả thiết chọn rồi thì các em phải giải bài theo yêu cầu của đề bài).
www.themegallery.com
Bài toán 1: Ô tô dài 2m chuyển động trên sân dài 10m. Hãy biểu diễn ô tô chạy trên sân.
www.themegallery.com
Bài toán 2: Ô tô dài 2m chuyển động trên đường Trường Sơn từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Hãy biểu diễn ô tô chạy trên bản đồ.
www.themegallery.com
2. Chất điểm:
Một vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với quãng đường (khoảng cách) được đề cập đến được gọi là chất điểm. Biểu diễn bằng 1 điểm.

3. Quỹ đạo:
Đường thẳng hoặc đường cong vật vẽ lên trong không gian khi chuyển động được gọi là quỹ đạo.

Hệ thức giữa các tọa độ của vật được gọi là phương trình quỹ đạo.
www.themegallery.com
II. Khảo sát chuyển động cơ
1. Vật mốc: Vật được chọn là đứng yên.
C1? Những vật nào có thể chọn làm mốc khi khảo sát chuyển động của xe A (đỏ).
www.themegallery.com
A
B
C
O
www.themegallery.com
2. Thời gian, thời điểm, mốc thời gian
Thời điểm được chọn làm 0 gọi là mốc thời gian. (Thời điểm bắt đầu khảo sát hiện tượng vật lí).
Ví dụ: Lúc 8 giờ sáng thì ô tô qua thị trấn.
Thời gian = hiệu của hai thời điểm. t=t2-t1
www.themegallery.com
3. Hệ tọa độ, xác định vị trí của vật
Vị trí của vật chuyển động được xác định bằng tọa độ của vật trên hệ tọa độ.
17o N
110o E
www.themegallery.com
Trong các bài tập vật li dùng hệ tọa độ Toán học.
a) Vật chuyển động thẳng: Hệ tọa độ 1 trục Ox (gốc tọa độ O thường gắn với vật mộc, tọa độ x xác định vị trí của vật)
Khi vật chuyển động thì tọa độ x thay đổi theo thời gian t nên x là hàm số của t ta viêt: x=x(t).
Biểu thức x(t) có hình thức phụ thuộc vào dạng chuyển động của vật.
b) Vật chuyển động trên một mặt phẳng: Hệ tọa độ 2 trục Oxy (gốc tọa độ O thường gắn với vật mộc, hoành độ x và tung độ y xác định vị trí của vật)
M(x,y)
Khi vật chuyển động thì hoành độ x và tung độ y biến thiên theo thời gian t và là hàm số của thời gian t.
c) Vật chuyển động trong không gian 3 chiều: Hệ tọa độ 3 trục Oxyz (gốc tọa độ O thường gắn với vật mộc, hoành độ x, tung độ y và cao độ z xác định vị trí của vật) KHÓ KHÔNG XÉT Ở CẤP THPT.
www.themegallery.com
III. Hệ quy chiếu (Cái phải chọn trước khi giải bài toán)
Hệ gồm:
Vật mốc
Hệ tọa độ (thường có gốc O trên vật mốc)
Đồng hồ và mốc thời gian.
www.themegallery.com
BÀI TẬP CỦNG CỐ:
Chọn hệ quy chiếu để khảo sát chuyển động sau: 8 giờ sáng, ô tô biển số 15A-46681 khởi hành đi Hà Nội từ bến xe cầu rào.
Chọn hệ quy chiếu để khảo sát chuyển động sau: Tàu thủy quốc tế QTEF1668, rời cảng chùa Vẽ đi ra Thái Bình Dương để sang Mỹ. Thời điểm khởi hành là 15 giờ. \
Kinh tuyến số 0 đi qua thành phố nào? Vĩ tuyến số 0 là đường gì?
nguon VI OLET