Kính chào cô và các bạn


lớp: CĐTH B K58
Danh sách tổ 2
1. Nguyễn Thị Hải Yến
2. Đậu Thị Phương Lan
3. Bùi Minh Phương
4. Đỗ Thị Hồng Minh
5. Lê Thị Bé Hồng
6. Nguyễn Linh Hằng
7. Nguyễn Thị Linh Trang
8. Đinh Thị Hồng Lan
9. Nguyễn Thị Thanh Hoài
Máu là gì?
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. 
Tế bào máu?
Gồm 3 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Hồng cầu?
Khái niệm: Hồng cầu, hay hồng huyết cầu (có nghĩa là tế bào máu đỏ),
Quá trình tạo hồng cầu ?
Các tế bào máu gốc đa năng là nguồn tạo ra tất cả các loại tế bào máu, bao gồm hồng cầu. Các tế bào đa năng sinh sôi, một số tế bào con sẽ tiếp tục làm nguồn tế bào gốc đa năng, còn đa số sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để thành các dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Chức năng của hồng cầu
 Chức năng vận chuyển khí oxy và carbonic.
Chức năng điều hoà cân bằng acid - base của máu.
 Chức năng tạo độ nhớt của máu.
Nguyên nhân Hồng cầu thiếu, hồng cầu thừa?
Nguyên nhân bị Thiếu máu (hồng cầu): thiếu máu do di truyền do bất thường màng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố hoặc do thiếu men.
Nguyên nhân bệnh đa hồng cầu: bệnh đa hồng cầu là trường hợp số lượng hồng cầu trong máu vượt quá mức bình thường. 
Triệu chứng.
Xanh xao ở da và niêm mạc, mắt-miệng...
Đễ bị ngất, thoáng ngất, ù tai, hoa mắt, chóng mặt...
Các rối loạn tuần hoàn: trống ngực đập mạnh, tim đập nhanh...
Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, nôn, táo bón...
Phụ nữ thường hay bị rối loạn kinh nguyệt.
Bị vàng da và lách to.
Cách khắc phục
Tuyên truyền khuyến khích ăn thức ăn giàu sắt và folat như thịt, cá,…
Các loại rau quảchứa nhiều vitamin C và acid giúp cho hấp thu sắt tốt hơn
Nâng cao chế độ dinh dưỡng toàn dân, đặc biệt chú ý đến các đối tượng nguy cơ cao là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Tích cực chống ô nhiễm môi trường bằng mọi biện pháp, chú trọng vào việc xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh đúng quy cách, bảo vệ nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường đề phòng các bệnh giun sán, sốt rét.
Thực hiện tốt kếhoạch hóa gia đình.


Bạch cầu
khái niệm: Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu.
Đặc điểm: Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.
Chức năng của bạch cầu.
Chức năng chính của bạch cầu đó là bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn và các protein lạ xâm nhập vào cơ thể bằng hiện tượng thực bào hoặc tạo các kháng thể, hình thành khả năng miễn dịch của cơ thể đối với nhiều bệnh do virus, vi khuẩn gây nên.
Ngoài ra các bạch cầu còn có chức năng bắt giữ các tế bào hồng cầu già, quá hạn sử dụng theo hệ tuần hoàn huyết tại gan và lá lách… 
Nguyên nhân khiến bạch cầu tăng?
Nguyên nhân gây tăng bạch cầu do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan…
Hoặc nguyên nhân ít gặp là trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính.
Triệu chứng?
 Hạch to nhưng không dính, đau nhẹ, không hóa mủ, nhất là chuỗi hạch phía sau cổ.
- Khoảng 50% số bệnh nhân có lách to.
- Khoảng 15% số bệnh nhân phát ban dạng dát sẩn, hoặc một số ít có ban chấm xuất huyết.
- Nhiều bệnh nhân có viêm họng xuất tiết, viêm amidan, viêm lợi và chấm xuất huyết ở vòm miệng. Tổn thương hệ thần kinh trung ương với bệnh lý như liệt dây thần kinh VII ngoại vi.



Triệu chứng
- Tổn thương phổi gây ho, khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp do hạch to chèn ép.
- Viêm cơ tim với biểu hiện nhịp nhanh, loạn nhịp.
- Viêm gan.
- Suy thận do viêm thận kẽ.
Bệnh hiếm gặp ở người cao tuổi, nếu có thì triệu chứng không đầy đủ.
Cách khắc phục?
Hạn chế tiếp xúc với các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng nặng ở bệnh nhân ung thư.
Để tránh tiếp xúc với vi khuẩn, cá, tôm, các loại hải sản và thịt cần được nấu chín. Người bệnh không nên ăn thịt nguội và xúc xích.
Mặc dù trái cây và rau quả tươi cung cấp vitamin thiết yếu, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư nhưng chúng cũng các vi khuẩn có thể gây hại khi số lượng bạch cầu trong cơ thể xuống thấp.
tránh sử dụng các loại ngũ cốc thô và mật ong chưa được tiệt trùng.
Duy trì vệ sinh an toàn trong quá trình chuẩn bị thức ăn là điều cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Rửa tay trước và sau khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống giúp giảm tiếp xúc với vi khuẩn.
Rửa chén đĩa bằng nước nóng và lau chúng bằng khăn sạch. Không sử dụng thực phẩm, thức ăn đã bị hỏng, lên men, mốc. Bia tiệt trùng, nước không đun sôi cũng có thể chứa vi khuẩn có hại hoặc nấm.
Tiểu cầu
Khái niệm: Tiểu cầu là những tế bào nhỏ lưu hành trong máu.
Chức năng của tiểu cầu?
Chức năng chính của tiểu cầu là góp phần vào sự cầm máu, tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết) bị thương. Khi đó chúng sẽ tập trung tại vết thương và trừ khi lỗ hổng quá lớn, tiểu cầu sẽ bịt lỗ này lại.
Nguyên nhân giảm tiểu cầu?
 bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi…
Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách.  Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp…
Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…
Bên cạnh đó giảm tiểu cầu còn có thể gây nên do độc chất và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm…
Ngoài ra, một số bệnh nhân bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân, hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

Dấu hiệu bệnh giảm tiểu cầu?
Dấu hiệu chung nhất của bệnh là hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc.
Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da.
Người bệnh cũng có các dấu hiệu chảy máu mũi, lợi chân răng.
Dấu hiệu của bệnh giảm tiểu cầu?
Nặng hơn, người bệnh có thể bị xuất huyết nnội thạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (đa kinh, rong kinh).
Khi bị xuất huyết, người bệnh cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu.
Các xét nghiệm cho thấy gan, lá lạch, hạch không to.
Giảm tiểu cầu nên và không nên làm gì?
Ngoài việc trị liệu theo tây y như dùng thuốc, truyền máu hay truyền tiểu cầu, có thể phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh.
Nên ăn các đồ ăn càng tươi càng tốt (ví dụ như rau vừa hái ở vườn...) vì giá trị dinh dưỡng của các loại rau quả sẽ bị giảm dần theo thời gian nếu để bị héo.
Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh.
Nên ăn các đồ ăn chưa qua chế biến kỹ (như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức và lúa mì).
Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài của nó.
Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá.
Ăn thức ăn lành mạnh có thể giúp có nhiều năng lượng khiến chữa trị lành bệnh nhanh hơn.
Chọn lựa các loại thực phẩm có màu đỏ, hồng như cà chua, gấc, mận, dưa hấu, anh đào để có nhiều vitamin và khoáng chất có tính chất chống ôxy hóa mạnh, giúp nâng cao số lượng tiểu cầu.
Kết luận sư phạm
Chúng ta nên có một chế độ ăn – ngủ – giải trí cho trẻ một cách hợp lý nhất. Vì trẻ là lứa tuổi cần được chăm sóc và bảo vệ. Tạo cho trẻ một thói quen ngay từ khi còn nhỏ để trẻ được phát triển một cách hoàn thiện và tốt nhất
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm bẩn, ôi thiu vì cơ thể của trẻ còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm.
Tạo cho trẻ một môi trường trong sạch và lành mạnh để trẻ được vui chơi giải trí một cách tốt nhất, phát triển về thể chất lẫn tinh thần.
nguon VI OLET