Phần một
CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ
Bài 1
CÔNG DÂN VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Tự nhiên
Sản phẩm
Tác động, biến đổi
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất
SXCCVC
Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định tòan bộ sự vận động của đời sống xã hội. (SGK/06)
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a. Sức lao động
Sức lao động
Năng lực thể chất
Năng lực tinh thần
Lao động
Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
b. Đối tượng lao động
Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được
Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu
c. Tư liệu lao động
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
 Công cụ lao động
Hệ thống bình chứa.
Kết cấu hạ tầng 
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với  cá nhân, gia đình và xã hội
a. Phát triển kinh tế 
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội
- Đối với cá nhân: giúp có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện bản thân.
- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình.
- Đối với xã hội:
+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng, giảm bớt tình trạng đói nghèo…
+ Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.
+ Là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế,..; đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tang hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Là điều kiện tên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.
=> Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
nguon VI OLET