- Lí Lan, sinh năm 1957, quê ở Bình Dương.

Lý Lan sinh ra tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.
Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và Tiểu học Chợ Quán, Trung học Gia Long, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở Đại học Wake Forest (Mỹ).
Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường Trung học Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 chuyển qua trường Trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở Đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy.
Lý Lan lập gia đình với Mart Stewart, một người Mỹ và hiện định cư ở cả hai nơi, Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Tóm tắt văn bản
Trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.
Con
Mẹ
=> Háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
=> Trong lòng lo lắng cho con.
Ngủ dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo, trong lòng không có mối bận tâm nào ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ, háo hức dọn dẹp đồ chơi giúp mẹ từ chiều.
Mẹ không ngủ, thao thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên
Chuẩn bị quần áo mới, cặp sách mới,…
Đắp mền, buông mùng cho con,…
...khi nhớ lại lòng con lại rạo rực
những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.. Mẹ cũng nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.
- Nhiều từ láy liên tiếp (rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến..)
=> Gợi cảm xúc vui, nhớ...
=> L� ngu?i m? yờu thuong con, h?t lũng vỡ con, lo cho tuong lai c?a con.
“Ở Nhật người lớn nghỉ việc để đưa trẻ đến trường, các quan chức chia nhau đến dự khai giảng…không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”
“ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này ”.
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

+ Thế giới của điều hay, lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
+ Thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng vạn năm đã tích lũy được.
+ Thế giới của tình thầy trò cao đẹp, tình bạn thiêng liêng, của những ước mơ và khát vọng bay bổng...
Bài tập:Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ?
A- Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B-Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C-Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày khai trường đầu tiên.
D- Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A: Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
B: Người lớn nghỉ viêc để đưa con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí vui tươi.
C: Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
1. Nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
- Sử dụng ngôn từ biểu cảm.
2. Nội dung.
Thể hiện tấm lòng tình cảm của người mẹ đối với con đồng thời nêu vai trò to lớn của nhà trường đối với cs của mỗi con người.
Hướng dẫn về nhà :
Học thuộc ghi nhớ Sgk.
Viết về những ấn tượng trong ngày khai trường mà em nhớ nhất bằng một đoạn văn ?
Soạn bài: Mẹ tôi.
Bài học đến đây là kết thúc, cảm ơn các thầy cô và các em !
nguon VI OLET