TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
Tổ Ngữ văn
CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH
Lớp 7A6
Môn Ngữ văn 7
Giáo viên: Phạm Thị Yến
9/2021
KHI XUẤT HIỆN BẢNG XANH
CÓ BÀN TAY CẦM VIẾT
GHI BÀI
NỘI QUY LỚP HỌC TRỰC TUYẾN
- Có góc học tập riêng, yên tĩnh, kết nối internet ổn định.
- Nhập đúng ID và Mk môn học. Đổi tên đăng nhập theo danh sách lớp: STT- Họ và tên- 7A.
- Đăng nhập vào học đúng giờ, trước 5 phút.
- Đồ dùng học tập đầy đủ, đồng phục đúng quy định.
- Chủ động tắt mic, mở camera.
- Không ăn trong giờ học.
- Yên lặng và lịch sự. Chú ý lắng nghe.
- Chép bài đầy đủ. Giơ tay khi phát biểu.
KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1
Ngày khai trường đầu tiên của em diễn ra như thế nào? Lúc đó, em có cảm xúc gì? Trước đó, em chuẩn bị những gì cho ngày khai trường?
C?NG TRU?NG M? RA
Ti?t 1 - Van b?n
- L� LAN -
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 2

TÌM HIỂU CHUNG
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
TỔNG KẾT
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
1. Tác giả:
Lý Lan sinh năm 1957, quê ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư.
- Là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng. Có nhiều tác phẩm viết cho lứa tuổi học trò.
- Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, NXB Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (NXB Văn nghệ, 2008), truyện dịch Harry Potter…
- Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằm thắm và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết.
HƯỚNG DẪN ĐỌC
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
 
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. 
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Mẹ đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận, rồi bỗng không biết làm gì nữa. Mọi ngày, khi con đã ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa. Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thú dàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra. Căn nhà mình chỉ tạm ngăn nắp, gọn gàng từ khi con ngủ cho đến sáng hôm sau. 
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Nhưng hôm nay tất cả những việc đó con đã giúp mẹ làm từ chiều. Mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”. Nghe vậy con hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi.
Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. Mẹ cũng không định làm những việc ấy tối nay. Nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ xem đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. 
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Mẹ lên giường và trằn trọc. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám Hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Theo Lý Lan, báo Yêu Trẻ, số 166, ngày 01-9-2000
Tiết 1
Văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Lý Lan
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Cổng trường mở ra” được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000.
- Kiểu văn bản: nhật dụng. Vấn đề: vai trò to lớn của nhà trường, của giáo dục đối với cuộc sống của mỗi người.
- Thể loại: kí. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
- Đại ý: Văn bản ghi lại chân thực tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con.
TỪ KHÓ
Nhạy cảm:
Háo hức:
Dặm:
Can đảm:
Cảm nhận rất nhanh và tinh bằng các giác quan, bằng cảm tính
Ở trạng thái vui, phấn khởi khi nghĩ đến một điều hay và nóng lòng muốn làm ngay điều đó.
(đơn vị cũ đo độ dài của Việt Nam): bằng 444,44 mét. Ở đây tượng trưng cho quãng đường dài.
có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khổ hay nguy hiểm, khó khăn.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Thời gian 2 phút
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài văn có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần.
Bố cục:
 Phần 1: Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con (từ đầu “…mẹ vừa bước vào”.)
 Phần 2: Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ (phần còn lại).
“Mở ra”: Một ngưỡng cửa mới của tương lai tươi sáng và tràn đầy niềm vui.
“Cổng trường mở ra”
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ “ CỔNG TRƯỜNG MỞ RA”
“Cổng trường”: Trường học + Trường đời với nhiều điều mới mẻ.
Vai trò của học tập, của nhà trường
Bước ngoặt trong cuộc đời của đứa con trong hi vọng của người mẹ.
Niềm vui và tự hào về thế hệ trẻ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con:
→ Ngây thơ, thanh thản, hồn nhiên, vô tư ngủ một cách ngon lành.
→ Ngây thơ, thanh thản, hồn nhiên, vô tư ngủ một cách ngon lành.
→ Thao thức, bồn chồn, suy nghĩ triền miên, không sao ngủ được.
→ Sự đối lập trong tâm trạng của người mẹ và đứa con.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
1. Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con:
+ Con: Giấc ngủ dễ dàng, hăng hái tranh dọn đồ chơi, háo hức như trước một chuyến đi chơi xa.)
- Sự đối lập trong tâm trạng của mẹ và con:
→ Con là đứa ngây thơ, thanh thản, hồn nhiên, vô tư, vô lo.
+ Mẹ: Thao thức, trằn trọc, không tập trung. không sao ngủ được….

HOẠT ĐỘNG NHÓM
Thời gian 3 phút
Yêu cầu:
Đọc đoạn văn từ “Cái ấn tượng khắc sâu… đến“…mà mẹ vừa bước vào.” SGK/174, 175 và trả lời câu hỏi.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
Sự hồi tưởng của người mẹ về ngày khai trường đầu tiên của mình:
Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.
Nêu nội dung chính của đoạn văn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Ấn tượng sâu đậm, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
1. Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con:
+ Con: Giấc ngủ dễ dàng, hăng hái tranh dọn đồ chơi, háo hức như trước một chuyến đi chơi xa.)
- Sự đối lập trong tâm trạng của mẹ và con:
→ Con là đứa ngây thơ, thanh thản, hồn nhiên, vô tư, vô lo.
+ Mẹ: Thao thức, trằn trọc, không tập trung. không sao ngủ được….
+ Mẹ hồi tưởng về ngày khai trường của mình.
→ Suy nghĩ về những việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
1. Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con:
- Nghệ thuật
+ Từ láy gợi cảm: háo hức, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi…
+ Kể ở ngôi thứ nhất (người mẹ).
+ Miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo.
+ Hình thức độc thoại nội tâm, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, sâu lắng.
Diễn tả tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của mẹ đối với con.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
2. Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
- Liên hệ đến nền giáo dục ở Nhật Bản:
+ Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
+ không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai.
→ Nền giáo dục được xã hội hóa, được coi trọng hàng đầu.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
THẢO LUẬN NHÓM
2. Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”
Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
2. Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”
→ Giáo dục là một con đường dài đòi hỏi sự cẩn trọng, chăm chút từ những bước đi đầu tiên.
+ “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… đi chệch cả hàng dặm sau này.”
THẢO LUẬN NHÓM
“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Tri thức khổng lồ về mọi mặt
Rèn luyện thân thể, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, đạo đức
Tình bạn bè, tình thầy trò cao đẹp
Nơi chắp cánh ước mơ bay cao bay xa.

Em hiểu “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ ở cuối văn bản là gì?
Thế giới kì diệu
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
2. Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
- Câu văn: “Đi đi con, hãy can đảm lên, … là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
+ Câu cầu khiến như một lời động viên, khích lệ.
+ Thế giới kì diệu: là kho tàng tri thức ; cho ta tình bạn bè, tình thầy trò cao đẹp; rèn luyện thân thể, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, đạo đức; chắp cánh ước mơ…
→ Nhà trường có vai trò to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người và toàn xã hội.
III. TỔNG KẾT
Tiết 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Văn bản (Lý Lan)
* Ghi nhớ: SGK/9

HOẠT ĐỘNG 3
LUYỆN TẬP

Câu 1. “Cổng trường mở ra” là văn bản của tác giả nào?
A. Lý Lan
B. Tố Hữu
C. Tế Hanh
D. Khánh Hoài
Câu 2. PTBĐ chính của văn bản “Cổng trường mở ra” là?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Câu 3. Văn bản “Cổng trường mở ra” thuộc kiểu văn bản nào?
A. Hành chính- công vụ
B. Chính luận
C. Văn học
D. Nhật dụng
Câu 4. Văn bản “Cổng trường mở ra” thuộc loại nào sau đây?
A. Tùy bút (dưới dạng nhật kí của mẹ)
B. Tản văn
C. Bức thư mẹ viết để gửi cho con
D. Truyện ngắn
Câu 5. Tâm trạng của đứa con trước đêm
khai trường?
A. Háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là đã ngủ.
B. Hồi hộp, háo hức
C. Lo lắng, băn khoăn
D. Sợ hãi, khủng hoảng
Câu 6. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con thế nào?
A. Vui mừng, lo lắng
B. Trằn trọc không ngủ được, hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.
C. Háo hức, mong chờ
D. Mẹ bận dọn dẹp nhà cửa, chẳng nghĩ ngợi gì
Câu 7. Vì sao đêm trước ngày khai trường của con, mẹ trằn trọc không ngủ được?
A. Vì mẹ có rất nhiều cảm xúc: lo lắng, bâng khuâng, hồi hộp… đan xen trong lòng.
B. Vì mẹ thao thức hồi tưởng về ngày khai trường đầu tiên của mình.
C. Sợ chuẩn bị không đủ đồ dùng học tập cho con đến lớp.
D. Cả A và B
Câu 8. Chi tiết nào cho thấy ấn tượng sâu đậm của người mẹ về buổi khai trường đầu tiên của mình?
A. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.
B. Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng 1 người con về cái “ngày hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con.
C. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp 1 đến trường gặp thầy mới, bạn mới.
D. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường vừa đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đang đứng ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.
Câu 9. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một điều kì diệu sẽ mở ra.
B. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
C. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui.
D. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để kịp điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục.
Câu 10. Nội dung của văn bản “Cổng trường mở ra” là gì?
A. Kể về buổi khai trường đầu tiên của đứa con.
B. Những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với con.
C. Vai trò to lớn của nhà trường đối với con người.
D. Đáp án B và C
Câu 12. Thế giới kì diệu mà tác giả nói tới là gì?
A. Thế giới của tri thức, kiến thức.
B. Thế giới của kí ức học trò với những kỉ niệm về tình thầy trò, tình bạn cao đẹp.
C. Nơi rèn luyện sức khỏe, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, đạo đức…Nơi chắp cánh ước mơ…
D. Tất cả các đáp án trên.
VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG 4
Trong văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lý Lan, người mẹ có nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, hãy viết một đoạn văn ngắn (7-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về thế giới kì diệu đó.
TÌM TÒI, MỞ RỘNG

HOẠT ĐỘNG 5
*Đối với bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ và xem lại nội dung bài học.
- Làm BT 1, 2 SGK tr.9
- Sưu tầm một số bài hát câu tục ngữ, ca dao, thơ ca có chủ đề về ngày khai trường, về mẹ.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
*Đối với bài mới: Soạn văn bản “Mẹ tôi” của Ét -môn- đô đơ A-mi-xi.
- Đọc kỹ văn bản và phần chú thích, tìm từ khó, tìm nghĩa.
- Trả lời các câu hỏi ở phần Đọc - hiểu văn bản.


CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN, HỌC TỐT!
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
nguon VI OLET