BÀI 1
DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
CHƯƠNG 1
I. DAO ĐỘNG CƠ:
1. Dao động cơ:
Là chuyển động qua lại của một vật quanh một vị trí cân bằng.
Chuyển động rung của dây đàn,màng trống, đồng hồ quả lắc...giống nhau ở điểm gì ?
Quan sát và nhận xét chuyển động của con lắc đơn và con lắc lò xo sau?
2. Dao động tuần hoàn:
Nếu sau một chu kỳ, vật dao động trở lại vị trí cũ và hướng cũ thì gọi là dao động tuần hoàn. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.
II – Phương trình của dao động điều hòa
1. Ví dụ:
- Điểm M chuyển động tròn đều, bán kính OM = A tốc độ góc 
- Điểm P là hình chiếu của M lên trục Ox.
- Điểm P trùng vị trí vật dao động gắn vào đầu lò xo.
- Tọa độ x của P là tọa độ của vật dao động
- Tại thời điểm t = 0, M ở vị trí Mo.
- Sau thời gian t: M ở vị trí Mt có góc hợp phương Ox
Góc pha:  + t
Suy ra tọa độ x = OP = A.cos(t + )
Trong đó A > 0, > 0,  là hằng số
2. Định nghĩa dao động điều hòa:
Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật được mô tả bằng định luật dạng cosin (hay sin) đối với thời gian.
3. PT dao động điều hòa và các đại lượng đặc trưng:
Phương trình dđđh: x = Acos(t + )
Trong đó:
* x là li độ dao động : tọa độ của vật ở thời điểm t
* A là biên độ dao động: Độ lệch cực đại so VTCB (gốc 0)
* (t+) (rad) là pha dao động,cho biết trạng thái dđ của vật ở thời điểm t

* (rad) pha ban đầu cho biết trạng thái của vật ở thời điểm t = 0 (ban đầu) || 
*  (rad/s) là tần số góc.
+ Định nghĩa dao động điều hòa: ( sgk)
4. Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều.
- Vật chuyển động tròn đều thì hình chiếu của nó dđđh trên một đường kính của đường tròn đó.
- Trong chuyển động tròn đều ( ngược chiều kim đồng hồ), trục x được chọn làm gốc để tính chiều tăng tương ứng với pha của dao động điều hòa.
Vật chuyển động đều trên đường tròn bán kính là A
Hình chiếu của vật chuyển động trên trục ox
Play
0
-A
+A
Vận tốc v = (x2 – x1)/t = x’

Gia tốc a = (v2 – v1)/t = v’ = x’’
Chu kỳ,tần số,tần số góc
BÀI 1
Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos (ωt + φ) , vận tốc của vật có giá trị cực đại là:
A. vmax = Aω
B. vmax = Aω2
C. vmax = 2Aω
D. vmax = A2ω
BÀI 2
Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây không giãn, khối lượng sợi dây không đáng kể. Khi con lắc đơn này dao động điều hòa với chu kì 3 s thì hòn bi chuyển động trên một cung tròn dài 4 cm. Thời gian để hòn bi đi được 2 cm kể từ vị trí cân bằng là:
A.1,5 s. B. 0,5 s. C. 0,75 s. D. 0,25 s.
BÀI 3:
Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g= 2 (m/s2). Chu kì dao động của con lắc là:
A. 1,6s. B. 1s. C. 0,5s. D. 2s.
BÀI 4:
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy 2 = 10. Dao động của con lắc có chu kì là:
A. 0,8s. B. 0,4s. C. 0,2s. D. 0,6s.
BÀI 5:
Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 0,5 (s) và biên độ 2cm. Vận tốc của chất điểm tại vị trí cân bằng có độ lớn bằng:
A. 4 cm/s. B. 8 cm/s.
C. 3 cm/s. D. 0,5 cm/s.
BÀI 6:
Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.
B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.
C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.
D. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.
nguon VI OLET