Thứ hai, ngày 04 tháng 10 năm 2021

Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)
Bài tập 1: Em hãy tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh dưới đây:
Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi ở Phủ Chủ Tịch.
Bác Hồ vui chơi cùng các cháu thiếu nhi.
Bác Hồ bế cháu thiếu nhi
Thiếu nhi ôm hôn Bác Hồ.
Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
Một số hình ảnh gần gũi giữa Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng.
b) Thảo luận theo các câu hỏi:
Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Bài tập 2:
a) Đọc truyện: Các cháu vào đây với Bác.
Các cháu vào đây với Bác
     Một buổi sáng mùa hè, cô giáo dẫn các cháu học sinh đi chơi vườn Bách Thảo, Hà Nội. Qua Phủ Chủ tịch, Cô chỉ cho các cháu biết đây là chỗ ở và nơi làm việc của Bác Hồ. Như một bầy chim, các cháu ùa vào bám lấy hai cánh cổng sắt để nhìn nhà Bác cho rõ.
     Bỗng ở trên thềm Phủ Chủ tịch, Bác Hồ xuất hiện. Bác đứng đó nhìn các cháu. Các cháu cũng đã nhìn thấy Bác. Thế là không nén được niềm vui sướng, cô và các cháu cùng reo lên : “Bác Hồ! Bác Hồ muôn năm !”. Bác vẫy gọi chú bộ đội bảo vệ và bảo : “Chú cho các cháu vào đây với Bác !”
    Niềm vui đến thật bất ngờ. Những bàn chân nhỏ bé lon ton chạy lên phía trước, vừa chạy các cháu vừa hô to : “Chúng cháu chào Bác ạ !”. Bác Hồ cũng bước nhanh xuống thềm, Bác dang rộng hai cánh tay đón các cháu. Các cháu quây quẩn bên Bác. Bác vui vẻ dắt tay hai cháu nhỏ nhất và dẫn các cháu đi chơi trong vườn...
Trước khi các cháu ra về, Bác chia kẹo cho các cháu. Bác căn dặn các cháu phải chăm học, vâng lời cha mẹ và cô giáo. Bác hứa cháu nào ngoan, học giỏi Bác sẽ khen. Rồi Bác bắt tay, ôm hôn từng cháu một.
Các cháu ra khỏi cổng Phủ Chủ tịch ngoảnh lại còn thấy Bác vẫn đứng trên thềm nhìn theo, vẫy tay âu yếm tiễn các cháu ra về.
(Theo Đạo đức 2, NXB Giáo dục, 1994)



- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
Qua câu chuyện, em thấy Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các em thiếu nhi, các em thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần chăm chỉ học tập, vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo.
- Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
Ghi nhớ
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Bảo Định Giang
Dặn dò
Tìm hiểu thêm về Bác Hồ.
1
Chuẩn bị cho tuần sau: bài tập 3, 4.
2
Tự học bài tập 5, 6 (nhờ bố mẹ hỗ trợ).
3
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2021

Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (tiết 2)
Bài tập 3: Em hãy nêu một vài biểu hiện cụ thể của năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Một vài biểu hiện cụ thể của Năm điều Bác Hồ dạy:
- Chăm chỉ học tập.
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.
- Không nói dối, luôn trung thực trong mọi điều.
Bài tập 4: Em đã thực hiện những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
Với Năm điều Bác Hồ dạy em đã và đang luôn cố gắng thực hiện và phát huy để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Điều em chưa thực hiện được về học tập, lao động tốt. Chưa chịu khó học tập. Trong thời gian tới em sẽ cố gắng thật chăm chỉ học tập, để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô giáo.
Bài tập 5: Em hãy sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài báo, bài thơ, bài hát, ca dao,... về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được với các bạn.
Các em tự học nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ
Bài tập 6:Trò chơi “Phóng viên”
Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ với thiếu nhi. Ví dụ:
- Bác Hồ có những tên nào khác?
- Quê Bác ở đâu?
- Bác sinh ngày tháng nào ?
- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào? Ở đâu?
- Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?
Các em tự học nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của cha mẹ
Bác sinh ngày 19/5/1890 tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mất ngày 02/09/1969 tại Hà Nội.
Tên thật của Bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra Bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh,...
Bác Hồ đọc Bản Tuyên Ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 02/09/1945.
Dặn dò
Xem lại bài đã học.
1
Chuẩn bị bài tuần sau
2
Tự học bài tập 5, 6 (nhờ bố mẹ hỗ trợ).
3
CHÀO CÁC EM !
nguon VI OLET