CHÀO MỪNG
CÁC EM ĐẾN VỚI MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QP-AN LỚP 10
- Bài 1 (4 tiết): Lịch sử, truyền thống của LLVTND Việt Nam
- Bài 2 (2 tiết): Giáo dục QP-AN Việt Nam
- Bài 3 (2 tiết): Giới thiệu một số luật về QP-AN Việt Nam
- Bài 4 (4 tiết): Giữ gìn AN chính trị và bảo đảm trật tự ATXH
- Bài 5 (2 tiết): Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, thiên tai và cháy nổ,
- Bài 6 (2 tiết): Một số nội dung Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệnh CAND
- Bài 7 (6 tiết - TH): Đội ngũ từng người không có súng
- Bài 8 (4 tiết - TH): Đội ngũ tiểu đội
- Bài 9 (2 tiết - TH): Kỹ thuật mắc tăng võng, bếp Hoàng Cầm
- Bài 10 (4 tiết - TH): Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương



BÀI 1
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG
LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM




Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Công Nguyên
Kiểm tra nhận thức chung
Câu hỏi: Em hiểu biết sơ bộ về trường THPT Tam Dương như thế nào? (Lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu bộ máy, quy mô trường lớp hiện tại…)
+ Ngày thành lập: 20/11/1966 (Phân hiệu 2 trường Trần Phú).
+ Đã chia tách: THPT Tam Đảo (2000); THPT Bán công Trần Hưng Đạo (2003); THPT Tam Dương 2 (2006).
+ Hiện tại có 28 lớp, 80CB-GV-NV, BGH – 4 thầy cô; Nhân viên -4; GV - 72;…


Kiểm tra nhận thức chuyên môn
Câu hỏi: Em hãy cho biết ngày thành lập QĐND Việt Nam và CAND Việt Nam?
ĐÁP ÁN
+ Ngày thành lập QĐND Việt Nam: 22/12/1944:

+ Ngày thành lập CAND Việt Nam: 19/8/1945.


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
Mục đích
- Giới thiệu cho học sinh hiểu được nét chính về lịch sử QĐ ND, công an nhân dân Việt Nam.
- Tự hào với lịch sử vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của người bộ đội, chiến sĩ CAND Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào lực lượng QĐ, CAND Việt Nam.
b) Yêu cầu: HS tập trung chú ý lắng nghe, tích cực nghiên cứu nội dung của bài học.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM:
Lịch sử QĐND, Công an nhân dân Việt Nam

Phần 1. Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

III. THỜI GIAN: 4 tiết (180 phút)
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP:
A.TỔ CHỨC: Lấy lớp để giới thiệu nội dung.
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, liên hệ thực tế kết hợp trình chiếu để làm rõ nội dung.
2. Học sinh:
- Tập trung chú ý lắng nghe và quan sát và ghi nội dung chính. Tích cực trả lời câu hỏi.
V. ĐỊA ĐIỂM : Phòng học
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM :
- Giáo viên: Giáo án, máy tính, màn hình, thiết bị trình chiếu, SGK GD quốc phòng – an ninh 10, tài liệu có liên quan.
- Học sinh: SGK, vở ghi bài.

Phần 2. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QĐND VIỆT NAM
A. Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Thời kì hình thành.

2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ(1945 - 1975).

3. Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội(từ 1975 đến nay).

B. Truyền thống của QĐND VN
A. Lịch sử hình thành và phát triển QĐND VN
1. Thời kì hình thành.
1. Thời kì hình thành.

- Trong chính cương vắn tắt của Đảng 2/1930 đề cập "Tổ chức ra quân đội công nông". Trong luận cương chính trị đầu tiên của Đảng 10/1930 chủ trương xây dựng đội "Tự vệ công nông"




Đội “VN tuyên truyền giải phóng quân” tiền thân của QĐND VN
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”



Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Sam Cao nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc Châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Ban đầu gồm 34 chiến sĩ trong đó có 3 nữ với 34 khẩu súng các loại do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; 

Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là trận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12năm 1944.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, trong Cách mạng Tháng Tám, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày, quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.
2 Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975 )
Thời kì chống thực dân Pháp(1945 - 1954):
- Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội đã "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công trở lại ở Nam Bộ
- Năm 1949, hoàn thiện tổ chức tiểu đoàn bộ binh. Đơn vị này gồm 3 đại đội bộ binh, một đại đội hỏa lực mạnh. Có súng máy hạng nặng và súng cối.

- Vào mùa hè năm 1950, QĐND VN có khoảng 25.000 bộ đội địa phương được nâng cấp lên thành bộ đội chủ lực, đến cuối năm 1951 có 110.000 bộ đội chủ lực, từ 200.000 đến 250.000 bộ đội địa phương và dân quân du kích; mùa hè năm 1952 có 110.000 bộ đội chủ lực, 75.000 bộ đội địa phương và 120.000 dân quân du kích; mùa xuân năm 1953 có 125.000 bộ đội chủ lực, 75.000 bộ đội địa phương và 250.000 dân quân du kích[
2 Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975 )

- Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ XX.
- Sau năm 1954, bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam tại miền Nam (dưới vĩ tuyến 17) cùng với thành viên Việt Minh (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
2 Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975 )
b) Thời kì chống Mĩ(1954 - 1975):
Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ hỗ trợ chế độ Việt Nam Cộng hòa từ chối thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam và ngăn chặn đến cùng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Với mục tiêu "đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ", ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong thời kỳ đầu, hầu hết quân Giải phóng là người miền Nam, về sau được tăng viện thêm bộ đội hành quân từ miền Bắc vào.

2 Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975 )
b) Thời kì chống Mĩ(1954 - 1975):
Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào",[23] Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã liên tiếp làm phá sản 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam bằng việc ký kết hiệp định Paris năm 1973.[24] Mất đi sự tham chiến của quân đội Mỹ và viện trợ quân sự dồi dào, chỉ 2 năm sau, hơn 1 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh tan chỉ sau vỏn vẹn 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh.
2 Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975 )
b) Thời kì chống Mĩ(1954 - 1975):
Nhờ sự kiên trì xây dựng từng bước lực lượng cũng như viện hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam với 1,26 triệu quân chủ lực và địa phương, đứng thứ tư thế giới về số lượng (sau Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ) và tương đương với các nước Đông Nam Á khác cộng lại, cùng với hàng triệu dân quân, du kích, tự vệ, so sánh với dân số Việt Nam lúc đó đứng hàng 15 trên thế giới. Quân đội cũng được tổ chức và xây dựng thành những quân đoàn chủ lực cơ động mạnh. Năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam có 4 quân đoàn chủ lực mang số thứ tự 1, 2, 3 và 4, gần 30 sư đoàn bộ binh, 40 trung đoàn pháo...
3.Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay)
- Năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất. Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Do yêu cầu tình hình chính trị - quân sự trên bán đảo Đông Dương đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chống lại sự xâm lược của Trung Quốcnăm 1979, lực lượng vũ trang Việt Nam lúc cao điểm (thập niên 1980) được phát triển lên đến 1,6 - 2 triệu quân thường trực, xếp hạng thứ 4 thế giới về quân số.
Thời kỳ cải cách mở cửa (từ 1986–nay)
Cắt giảm quân số
Đợt cắt giảm đầu tiên là vào năm 1987, quân đội Việt Nam đã giảm hơn 600.000 quân, giải thể toàn bộ các quân đoàn của quân khu, chế độ nghĩa vụ quân sự không còn gắt gao như trước, thời gian thực hiện nghĩa vụ giảm từ 3 năm 6 tháng xuống còn 3 năm đối với hạ sĩ quan và 2 năm với chiến sĩ
Theo một số ước tính bên ngoài, hiện nay quân đội Việt Nam có hơn 400.000 quân bộ binh, hơn 50.000 lính hải quân và hơn 30.000 lính không quân, chưa kể sự yểm trợ của 60.000 bộ đội biên phòng, 260.000 công an, cảnh sát, 5 triệu quân dự bị động viên và hàng triệu dân quân tự vệ trên khắp đất nước.
Theo số liệu do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố ngày 30/9/2013 cho tùy viên quốc phòng, tùy viên quân sự các nước thì lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.[28]
Hiện đại hóa từ năm 2000 đến nay
Với sự phát triển kinh tế trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đang dần đầu tư mạnh và hiện đại hóa quân đội. Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đang dần đầu tư mạnh, hiện đại hóa quân đội, trình độ trang bị công nghệ cao của Quân đội Việt Nam ngày càng được hoàn thiện.
B.Truyền thống của QĐND Việt Nam
1. Trung thành vô hạn với sư nghiệp CM của Đảng.
Sự trung thành đó trước hết được thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là ĐLDT và CNXH , đã trở thành niềm tin lẽ sống của QĐND. Ngợi khen QĐ ta Bác Hồ Nói "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do cho tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
B.Truyền thống của QĐND Việt Nam
1. Trung thành vô hạn với sư nghiệp CM của Đảng.
Sự trung thành đó trước hết được thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là ĐLDT và CNXH , đã trở thành niềm tin lẽ sống của QĐND. Ngợi khen QĐ ta Bác Hồ Nói "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do cho tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
B.Truyền thống của QĐND Việt Nam
2. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

Truyền thống đó trước hết được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết không sợ hi sinh gian khổ. Mặt khác QĐNDVN sử dụng nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng: "lấy ít thắng nhiều.."Chiến thắng CD ĐBPhủ, chiến thắng trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 đã tô thắm truyền thống Quyết chiến, quyết thắng và biết đánh biết thắng của QĐNDVN.
B.Truyền thống của QĐND Việt Nam
3. Gắn bó máu thịt với Nhân dân.
QĐNDVN từ nhân dân mà ra, vì ND mà chiến đấu: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và lao động sản xuất. Quân đội ta đã làm nên truyền thống " Gắn bó máu thịt với Nhân dân" được thể hiện tập trung trong 10 lời thề và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với ND.

Ch�ng tơi, Qu�n nh�n trong Qu�n d?i Nh�n d�n Vi?t Nam, l?y danh d? ngu?i chi?n si c�ch m?ng, xin th? du?i l� c? vinh quang c?a t? qu?c:
Xin Thề: Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Xin thề: Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác
Xin thề: Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, rèn luyện ý chí chiến đấu kiên quyết và bền bỉ, thắng không kiêu, bại không nản, dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí " Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

Xin thề: Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
Xin thề: Nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước
Xin thề: Luôn luôn cảnh giác, tuyệt đối giữ bí mật quân sự và bí mật quốc gia. Nếu bị quân địch bắt, dù phải chịu cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không bao giờ phản bội xưng khai



Xin thề: Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận; thực hiện toàn quân một ý chí
Xin thề: Ra sức giữ gìn vũ khí trang bị, quyết không để hư hỏng hoặc rơi vào tay quân thù. Luôn nêu cao tinh thần bảo vệ của công, không tham ô, lãng phí
Xin thề: Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng ba điều nên:
Kính trọng dân
Giúp đỡ dân
Bảo vệ dân
và ba điều răn:
Không lấy của dân
Không dọa nạt dân
Không quấy nhiễu dân
Để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí
Xin thề: Giữ vững phẩm chất tốt đẹp và truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân đội nhân dân, luôn tự phê bình và phê bình, không làm điều gì hại tới danh dự của quân đội và quốc thể nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
B.Truyền thống của QĐND Việt Nam
4. Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật tự giác, nghiêm minh
Thể hiện mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa cán bộ với cán bộ, chiến sĩ với chiến sĩ, cấp trên với cấp dưới "Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, trên tình thuong yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ nhau ... Toàn quân một ý chí " Hệ thống điều lệnh điều lệ, quy định được cán bộ chiến sĩ tự giác chấp hành.
B.Truyền thống của QĐND Việt Nam
5. Độc lập, tự chủ, tự cường, cần kiệm XD quân đội, XD đất nước.
Quá trình XD, chiến đấu, trưởng thành của QĐ gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của DT ta qua các thời kì. Qua đó đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, tinh thần độc lập tự chủ tự lực tự cường. Tô thắm truyền thống dựng nước và giữ nước của DT Việt Nam
B.Truyền thống của QĐND Việt Nam
6. Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết, thuỷ chung với bè bạn quốc tế.
- Quân đội ta chiến đấu không những giải phóng DT mình mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đó là sự liên minh giữa quân tình nguyện Việt Nam với QĐ Pathét Lào với bộ đội yêu nước Campuchia trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ.
- Chiến dịch "thập Vạn đại sơn" với sư liên minh của QĐNDVN với QĐNDTQ, để lại những kí ức đẹp trong lòng ND hai nước.

II. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CAND VIỆT NAM
A. Lịch sử hình thành và phát triển của CAND VN
1. Thời kì hình thành.

2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ(1945 - 1975).

3. Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội(từ 1975 đến nay).

B. Truyền thống của CAND VN
A. Lịch sử hình thành và phát triển của CAND VN
1. Thời kì hình thành.



Sinh ra trong cách mạng và trưởng thành cùng cách mạng. Lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao , góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VNXHCN. Lòng trung thành tận tụy ấy đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi chiến sĩ, nuôi dưỡng phẩm chất cách mạng của họ, truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

“Quyết tâm vì nước quên thân , vì dân phục vụ” của các chiến sĩ công an nhân dân Việt Nam

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, kẻ thù chống phá cách mạng Việt Nam thường phối hợp giữa lực lượng tiến công quân sự bên ngoài với các hoạt động lật đổ bên trong.Các lực lượng phản động trong nước, ngoài nước cấu kết chặt chẽ với nhau, chống phá ta quyết liệt trên mọi lĩnh vực. Do đó, sự ra đời của Công An nhân dân Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu khách quan lịch sử .

Câu hỏi:
Em hãy cho biết lực lượng CAND Việt Nam được thành lập khi nào?
Đáp án:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí minh, lực lượng Công an được thành lập 19/8/1945, để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. Từ đó ngày 19/8 trở thành ngày truyền thống của lực lượng CAND Việt Nam.
- Sau CMT8 thành công, yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng được đặc biệt coi trọng.
- Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an được thành lập để cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng.Sự trung thành của Công an nhân dân việt Nam, trước hết thể hiện trong chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2 Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 - 1975 )
Thời kì chống thực dân Pháp(1945 - 1954):
Câu hỏi:
Dựa vào SGK em hãy cho biết Công an Trung ương chấn chỉnh về tổ chức gồm những bộ phận nào?
Đáp án:
Đầu năm 1947, Nha Công an Trung ương được chấn chỉnh về tổ chức gồm: Văn phòng, Ti Điệp báo, Ti chính trị, Bộ phận An toàn khu.
Câu hỏi:
Em hãy cho biết ngày 15/01/1950 Hội nghị Công an toàn quốc xác định CAND Việt Nam có mấy tính chất?
Hãy nêu vài tấm gương anh hùng tiêu biểu
Ngày 15/1/1950, Hội nghị Công an toàn quốc xác định Công an nhân dân Việt Nam có ba tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”
Anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu - chiến sĩ công an xung phong quận Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chỉ 16 tuổi nhưng khi "Giặc mang ra bãi bắn, vẫn ung dung mỉm cười, đầu ngẩng cao bất khuất...". Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí thế hiên ngang, nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù, hô to: "Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm!"
Trần Việt Hùngđã được Nhà nước tặng thưởngHuân chương chiến công giải phóng hạng nhất, hạng 3. 4 lần được bầu làm chiến sĩ thi dua, 4 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ, 20 bằng khen giấy khen. Ngày 6/11/1978 được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND.
Trần Việt Hùng (sinh năm 1932) - Đội trưởng đội trừ gian Công an tỉnh Hải Dương. Ông đã xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin vô tuyến điện ở 6 huyện, 2 tiểu đoàn và 1 trung đoàn của tỉnh.
Hình ảnh Lực lượng CAND Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp
Lực lượng CANDVN giai đoạn 1945 - 1950
b) Thời kì chống đế quốc Mĩ (1954-1975)
Thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu nhiệm vụ lực lượng CAND trong giai đoạn 1954 - 1960 và 1961 - 1965.
Nhóm 2: Tìm hiểu nhiệm vụ lực lượng CAND trong giai đoạn 1969 - 1973.
Nhóm 3: Tìm hiểu nhiệm vụ lực lượng CAND trong giai đoạn 1969 - 1973.
Nhóm 4: Tìm hiểu nhiệm vụ lực lượng CAND trong giai đoạn 1973 - 1975.
Lễ phong quân hàm lực lượng Cảnh sát nhân dân do Bộ công an tổ chức tại Nhà hát lớn - TP Hà Nội 22/12/1962
Tự vệ TP Huế S1- Xe thu hồi của địch trở vũ khí, tài liệu về căn cứ trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu thân 1968.
Trinh sát an ninh Mỹ Tho(Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) gài mìn đánh địch lấn chiếm, bảo vệ khu căn cứ Tỉnh ủy Mỹ Tho 1970.
Lực lượng Công an tham gia bảo vệ mít tinh chào mừng giải phóng Miền nam 30/4/1975.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gắn Huân chương Quân công hạng nhất lên cờ Truyền thống của Tổng cục chính trị ANND.
3.Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay)
CỦNG CỐ NỘI DUNG BÀI
1. Giải đáp thắc mắc, hệ thống bài học.
2. Cho điểm những học sinh tích cực trong giờ học.
3. Nhận xét.
4. Cho câu hỏi về nhà.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Em hãy trình bày quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành của Công an nhân dân Việt Nam?
2. Bản thân em đã làm được những việc làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN? lấy ví dụ cụ thể ?

CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ!
nguon VI OLET