Xem clip sau và nêu cảm nhận
Mẹ tôi
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Et-môn-đô đơ-A-mi-xi
(1846-1908)
Là nhà văn Ý.
Thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường về những tấm lòng nhân hậu.
2. Tác phẩm
Đọc, tìm hiểu chú thích
Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” 1886
Thể loại: V.bản nhật dụng, hình thức: chuyện được kể dưới dạng thư)
PTBĐ: Biểu cảm
Tóm tắt
Bố cục:
- Kết đoạn: Bố muốn con xin lỗi mẹ; thể hiện tình yêu của mình với con.
- Mở đoạn: Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con.
- Thân đoạn: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con.
Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”?
Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích.
Thứ 2, tuy bà mẹ không xuất hiện một cách trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và các chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gửi cho con, người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao.
 Đề cao hình tượng người mẹ
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nội dung
a. Lời tự bạch của con.
Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con?
Nguyên nhân: Chú bé nói không lịch sự thiếu lễ phép với mẹ
 Cha viết thư giáo dục con
 Cách mở bài ngắn gọn, súc tích mở ra cho En – ri – cô và chúng ta một cách cảm nhận mới mang đậm chất nhân văn về nội dung của văn bản.
Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con?
Thái độ:
“Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố.”
“Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?”
“Thà bố không có con…. bội bạc.”
« Con không được tái phạm nữa. »
« Trong một thời gian con đừng hôn bố. »
b. Tình cảm, thái độ và lời nhắn nhủ của người bố
Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần trên?
Thái độ:
“Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố.”
“Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?”
“Thà bố không có …. bội bạc.”
« Con không được tái phạm nữa. »
« Trong một thời gian con đừng hôn bố. »
Câu so sánh  sự đau đớn
Câu hỏi tu từ  sự ngạc nhiên
sự buồn bã
Câu cầu khiến  mệnh lệnh
Thái độ:
Người cha ngỡ ngàng, buồn bã, tức giận, cương quyết, nghiêm khắc nhưng chân thành nhẹ nhàng.
 Vừa dứt khoát như ra lệnh,vừa mềm mại như khuyên nhủ . Mong muốn con hiểu được công lao , sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
+ Không bao giờ thốt ra một lời nói nặng với mẹ .
Lời khuyên của bố:
Sau khi bày tỏ thái độ của mình, bố En – ri – cô đã khuyên cậu như thế nào?
Khuyên con sửa lỗi lầm bằng cách:
+ Con phải xin lỗi mẹ.
+ Con hãy cầu xin mẹ hôn con.
 Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc .
c. Hình ảnh người mẹ
Hình ảnh người mẹ được tác giả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao?
Từ điểm nhìn của Bố  Thấy hình ảnh, phẩm chất của mẹ.
 Tăng tính khách quan, dễ bộc lộ tình cảm thái độ đối với người mẹ, người kể
Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở vì sợ mất con
Người mẹ sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc tránh đau đớn cho con .
Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con.
Dịu dàng, hiền hậu.
Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào?
Từ những chi tiết, hình ảnh đó, em thấy mẹ Enricô là người như thế nào?
 Là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương , chăm sóc con
 Người mẹ cao cả.
Tình cảm của mẹ Enricô gợi em nhớ tới tình cảm của người mẹ trong văn bản nào đã học?
Cổng trường mở ra
Thái độ của người bố đối với người mẹ như thế nào?
Thái độ của người bố đối với người mẹ: Yêu thương, trân trọng
 Thái độ của người bố đối với Enrico là thích hợp
Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào?
Xúc động vô cùng
Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố?
Lí do:
Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ
và En-ri-cô
- Lời nói chân thành, sâu sắc của bố
 Em nhận ra lỗi lẫm của mình
Có ý kiến cho rằng bố En-ri-cô quá nghiêm khắc có lẽ ông không còn yêu thương con mình? Ý kiến của em?
Bố Enricô thương yêu con, mong và luôn giáo dục con trở thành người con hiếu thảo, trân trọng mẹ.
 Ông là người chồng, người cha tốt
Thảo luận: Theo em, tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại chọn hình thức viết thư?
Người cha có điều kiện dạy bảo vừa tâm tình với con trai một cách tỉ mỉ, cặn kẽ, cho con có thời gian để suy ngẫm từng câu, chữ.
Viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, vừa không làm người mắc lỗi xấu hổ, mất lòng tự trọng  Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
2. Nghệ thuật
01
02
04
Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện :En-ri-cô mắc lỗi với mẹ, lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hi sinh , hết lòng vì con.
Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
c. Ý nghĩa
Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
Liên hệ với bản thân mình xem đã lần nào lỡ gây ra 1 sự việc khiến mẹ buồn phiền?
GÓC CHIA SẺ
Luyện tập
Câu 1: Vì sao bố viết thư cho En – ri – cô?
A. Vì muốn động viên En – ri – cô cố gắng học tập
B. Vì muốn trò chuyện tâm tình về tương lai của con
C. Để cảnh cáo con về hành động thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo
D. Nhằm phê bình nghiêm khắc về sự lười học của con
Câu 2: Mẹ của En – ri – cô là người thế nào?
A. Sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
B. Có thể đi xin ăn để nuôi con
C. Có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
D. Tất cả những phẩm chất trên
Câu 3: Tác giả Ét- môn- đô đơ A- mi-xi là người nước nào?
A. Nga
B. Ý
C. Pháp
D. Anh
Tiếp sức
Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về người mẹ ?
“Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”
“... Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
“Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
“Mẹ già như trái chín cây
Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây?”
“Mẹ đi quảng gánh trên vai
Mẹ về quảy cả tương lai con về.”
“Biển đời bão tố gian nan
Mẹ là bến đỗ bình an con về.”
“Dẫu con đi khắp muôn phương
Không gì sánh được tình thương mẹ hiền.”
nguon VI OLET