BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
( TIẾT 3)
GV: THÁI THỊ MÙI
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy tìm một quy tắc đạo đức đồng thời là quy phạm pháp luật
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha…”
Điều 35, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biêt ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ”.
Em hãy tìm một quy tắc đạo đức mà không phải quy phạm pháp luật
Ở một số địa phương, theo tập quán, hôn nhân giữa những người có họ trong vòng 5 đời bị coi là không hợp đạo lý.
Luật Hôn nhân và gia đình chỉ quy định không được kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (điều 10)
Cách 1: THẢO LUẬN NHÓM
Nhà nước
quản lý XH bằng
biện pháp nào?
Tại sao chỉ có
NN mới làm việc
quản lý XH?
Nhà nước
quản lý XH
bằng PL
là NN quản lý
như thế nào?
Đối với mỗi CD
chúng ta
PL có vai trò gì
trong cuộc của
chúng ta?
02
03
01
Cách 2: Vấn đáp
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống
Vì sao Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật?

a) Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội

Nhờ có PL nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, giám sát được mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vị lãnh thổ của mình.
CÁN CÂN CÔNG LÝ
Nhà nước quản lý xã hội bằng PL như thế nào?
Trước tiên Nhà nước phải làm ra pháp luật và pháp luật đó phải là pháp luật tốt. Một pháp luật được coi là tốt nếu nó được đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản như:
+ Tính toàn diện
+ Tính đồng bộ, thống nhất
+ Tính phù hợp
Nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật tiến hành nhiều biện pháp thông tin phổ biến.
Tóm lại, để phát huy vai trò là công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội thì nhà nước phải tổ chức ba khâu: Xây dựng pháp luật. thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật
Nhà nước cần phải làm gì?
Làm cho người dân
biết pháp luật
Biết quyền lợi và
nghĩa vụ vủa mình



Theo em pháp luật có vai trò gì đối với mỗi công dân?
Vai trò ấy được thể hiện như thế nào?
b. Pháp luật là công cụ để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Đảm bảo và phát huy quyền tự do của mỗi công dân
Pháp luật
Thước đo và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Đảm bảo bằng Hệ thống pháp luật; Hiến pháp
luật; văn bản QPPL




Mọi
công dân,
tổ chức,
cơ quan,
công chức
nhà nước


Có nghĩa vụ tôn trọng quyền
và thực hiện quyền công dân

Có quyền yêu cầu nhà nước giải quyết
theo quy định của pháp luật nếu có sự
vi phạm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp


QUYỀN
Bình đẳng
QUYỀN
Tự do dân chủ
QUYỀN
Phát triển
Vai trò pháp luật với 3 nhóm quyền cơ bản của công dân:
CỦNG CỐ:
Câu 1: Pháp luật là:
Quy tắc xử sự chung do nhân dân đề ra
Quy tắc xử sự do giai cấp thống trị đặt ra
Quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
Quy tắc xử sự phù hợp với từng giai cấp

Câu 2: Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức?
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò quản lý xã hội của pháp luật?
A. Vì pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
B. Vì pháp luật có tính phổ biến bắt buộc chung.
C. Vì pháp luật bảo đảm phù hợp với lợi ích chung.
D. Vì pháp luật không bao giờ thay đổi.
D
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 2: Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào của pháp luật?
A. Xã hội. B. Giai cấp.
C. Chính trị. D. Kinh tế.
B
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 3: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
D
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực tới các quy phạm đạo đức.
B. Khi đạo đức thành pháp luật sẽ được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước.
C. Đạo đức là cơ sở duy nhất để pháp luật tồn tại, phát triển.
D. Pháp luật bảo vệ đạo đức và một số quy định bắt nguồn từ đạo đức.
C
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 7: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở việc các quy phạm pháp luật do
A. xã hội tạo nên.
B. nhà nước ban hành.
C. được nhân dân ghi nhận.
D. hình thành từ đạo đức.
B
BÀI TẬP CỦNG CỐ
DẶN DÒ

Các em về nhà học bài cũ. Chuẩn bị học chủ đề tiếp theo
nguon VI OLET