TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM
GDCD 12
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY : NGUYỄN THỊ LONG
Bài 1:PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Nội dung bài học
1. Khái niệm Pháp luật
a. Pháp luật là gì?
b. Các đặc trưng của pháp luật
2. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật
b. Bản chất xã hội của pháp luật
1. Khái niệm Pháp luật:

a. Pháp luật là gì?
Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc không được làm và những việc phải làm.
HS lấy ví dụ về những việc được làm, những việc không được làm và những việc phải làm.
b. Các đặc trưng của pháp luật:

Tính quy phạm phổ biến
- Quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung
- Áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người
- Trong mọi lĩnh vực của đời sống xh
Tính quy phạm phổ biến
Em hãy cho ví dụ?


Mọi công dân nữ đều có quyền kết hôn khi đủ 18 tuổi.

Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Em hãy cho ví dụ?
Tính quyền lực, bắt buộc chung
Tính quyền lực: Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.

Tính bắt buộc chung: Quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân , tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.,
Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Yêu cầu chặt chẽ về hình thức
Mọi văn bản phải đúng với quy định chặt chẽ trong hiến pháp
diễn đạt phải chính xác, một nghĩa
2. Bản chất của pháp luật

Bản chất
của pháp
luật
Bản chất giai cấp
Bản chất xã hội
a. Bản chất giai cấp của pháp luật

Pháp luật do nhà nước – đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện => Pháp luật phải thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền .
b. Bản chất xã hội của pháp luật
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
Phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
Ví dụ : quy tắc : “thuận mua vừa bán”, “giữ chữ tín” , “con cái hiếu thảo với cha mẹ” … được hình thành trong đời sống hằng ngày, được xh chấp nhận và nhà nước đã thừa nhận các quy tắc này và quy định thành nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự , luật hôn nhân gia đình, luật hình sự…
Câu1: Pháp luật là

A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. những luật và điều luật cụ thể do người dân nêu ra trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành.
D. hệ thống các quy tắc sử xự hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 2: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm những điều gì?

A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi được làm, phải làm, không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ.
D. Các quy tắc xử sự chung (việc được làm, phải làm, không được làm).
Câu 3: Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thể hiện ý chí của

A. nhân dân lao động.
B. giai cấp nông dân.
C. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. tất cả mọi người trong xã hội.
Câu 4: Các đặc trưng của pháp luật là gì?
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.
B. Vì sự phát triển của xã hội, mang tính bắt buộc chung, tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội, mang tính bắt buộc chung, mang tính quy phạm phổ biến.
Câu 5: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở điểm nào?

A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển xã hội.
nguon VI OLET