BÀI 1: PHÁP LUẬT
VÀ ĐỜI SỐNG ( T1)
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm pháp luật
2. Bản chất pháp luật (HS tự nghiên cứu)
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
Theo em, xã hội sẽ phát triển như thế nào nếu không có pháp luật?
Xã hội mất trật tự => không thể phát triển
Như vậy: Để đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển bền vững, Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy tắc xử xự chung, áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội => Quy tắc xử sự đó chính là pháp luật.
Theo em pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
1. Khái niệm pháp luật
a. Pháp luật là gì?
Các
đặc
trưng
của
pháp
luật
Tính quy phạm phổ biến
Tính quyền lực, tính bắt buộc chung
Tính xác định chặt chẽ về hình thức
b. Các đặc trưng của pháp luật
- Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng trước pháp luật.
PL là quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung (tính quy phạm)
Áp dụng nhiều lần, đối với nhiều người, ở nhiều nơi (tính phổ biến)

Tại sao tính quy phạm phổ biến này lại làm nên giá trị công bằng, bình đẳng trước pháp luật?

? B?t k? ai ? trong di?u ki?n, hồn c?nh nh?t d?nh cung ph?i th?c hi?n theo khuơn m?u ph�p lu?t quy d?nh.
Tính quy phạm
phổ biến
VD:
- Luật lao động điều chỉnh các mối quan hệ lao động phát sinh giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động bằng hợp đồng lao động.

- Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, của tín hiệu đèn giao thông…=> người tham gia giao thông đều phải tuân theo.
Nội quy nhà trường do BGH đề ra, chỉ áp dụng cho HS, GV, CNV của trường đó. Điều lệ Đoàn là sự thỏa thuận cam kết thi hành của những người tự nguyện gia nhập Đoàn. Còn các văn bản quy phạm pháp lụât được áp dụng cho tất cả mọi người, mọi nơi, mọi lúc, và do NN ban hành.
Nội quy nhà trường và điều lệ Đoàn TNCS HCM có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Tại sao?
Không
Tính quy phạm phổ biến là cơ sở để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác
Tính quyền lực bắt buộc chung
Do NN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực NN.
Là quy định bắt buộc chung đối với tất cả cá nhân, tổ chức
Người vi phạm sẽ bị cơ quan NN xử lí theo quy định.
Là cơ sở để phân biệt pháp luật với đạo đức
+ Hình thức thể hiện là văn bản chứa quy phạm pháp luật => Văn bản quy phạm pháp luật.
+ ND văn bản do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung do cấp trên ban hành và phải phù hợp, không trái Hiến pháp.
Tính xác địnhchặt chẽ về hình thức
+ Văn bản quy phạm pháp luật được diễn đạt rõ rang, chính xác, một nghĩa.
+ Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL quy định trong Hiến Pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
NỘI DUNG CẦN NẮM

- Khái niệm pháp luật
- Các đặc trưng của pháp luật
CHUẨN BỊ TIẾT SAU

- Tự nghiên cứu nội dung: Bản chất của pháp luật
- Soạn trước nội dung: Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
nguon VI OLET