Lê Anh Trà
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
TIẾT 1: VĂN BẢN
I. Đọc – hiểu chú thích:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
a. Tác giả:
b. Tác phẩm:
Lê Anh Trà
Đọc
Chú thích:
I. Đọc – hiểu chú thích:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: SGK/7.
- Kiểu văn bản:
- Phương thức biểu đạt:
- Bố cục:
Lê Anh Trà
Nhật dụng
Nghị luận
2 phần
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
+ Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
+ Người đã làm nhiều nghề.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1. Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, tháng 12 năm 1920
Ngôi nhà số 13/1 nay là số 248 đường Văn Minh , thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, trụ sở của Hội VNCM thanh niên nơi Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cm VN trong những năm 1925-1927.
Bác Hồ (Thầu Chín) và các đồng chí tại Thái Lan năm 1928.
Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Com-poăng (Paris), nơi Người trọ từ năm 1920 đến năm 1923
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành được nhận vào làm việc trên tàu L` Admiral Latouche Tréville với tên gọi Văn Ba. Công việc lúc này của Người đó làm chân phụ bếp. 
Khi đến Pháp năm 1911, tàu L`Admiral Latouche Tréville đã ghé qua cảng Marseille, rồi Le Havre và dừng lại để sửa chữa. Bác kiếm sống bằng nghề làm vườn ở thị trấn Saint Adresse gần cảng Le Havre miền Bắc nước Pháp.. Công việc hàng ngày của Bác là chăm bón hoa với người làm vườn hoặc làm những việc vặt trong gia đình nhà chủ. 
CÁC NGHỀ MÀ BÁC ĐÃ LÀM
- Cuối năm 1912, đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Mĩ . Người đã sống ở New York, đi làm vườn thuê cho một gia đình nông dân làm nghề trồng nho ở Bruklin. 
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Mĩ sang Anh . Ở Luân Đôn, Nguyễn Tất Thành vẫn mang tên Văn Ba đi làm công ở cảng Liverpool, quét tuyết cho một trường học, vét bùn ở đường tàu điện ngầm, đốt lò và phụ bếp ở khách sạn Trayton Court , sau đó làm phụ bếp ở khách sạn Carlton để kiếm sống và học tiếng Anh. 
- Khoảng năm 1917, Nguyễn Tất Thành quyết định trở lại nước Pháp. Từ năm 1917 - 1923, Nguyễn Tất Thành sống và hoạt động ở Paris bằng nghề rửa ảnh và phóng ảnh, sơn vẽ đồ giả cổ Trung Quốc. Ngoài ra Người còn tham gia viết bài cho các báo.
II. Đọc – hiểu văn bản:
+ Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
+ Những ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1. Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Sử dụng phương pháp giải thích, bình luận, liệt kê.
 Nhấn mạnh nét độc đáo trong phong cách Hồ Chí minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị.
II. Đọc – hiểu văn bản:
2. Nét đẹp trong cách sống của Bác:
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
II. Đọc – hiểu văn bản:
2. Nét đẹp trong cách sống của Bác:
Nơi ở: chiếc nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Bữa ăn: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối…
Tư trang: ít ỏi
 Liệt kê, so sánh, dẫn chứng cụ thể, phong phú.
 Lối sống giản dị.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA BÁC
BÁC THĂM VÀ CÙNG LAO ĐỘNG VỚI NÔNG DÂN
BÁC THĂM VÀ ĐỘNG VIÊN CHIẾN SĨ, CÔNG NHÂN
II. Đọc – hiểu văn bản:
2. Nét đẹp trong cách sống của Bác:
Tác giả so sánh cách sống của Bác như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-> Lối sống thanh đạm, gần gũi với thiên nhiên.
Bác sống giản dị và thanh cao.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
III. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/9
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Câu chuyện nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
BÀI HỌC RÚT RA
Qua câu chuyện chúng ta đều thấy rằng cách ứng xử của Bác hết sức khôn khéo và thâm thúy để lại cho anh lính trẻ một bài học sâu sắc. Ở đây Bác muốn nói với anh lính rằng: “ Khi nóng giận rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên anh có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, dễ  dàng đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, hoặc nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa mãn cơn giận”.
BÀI HỌC VỀ TIẾT KIỆM
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện.
Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.
Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
BÀI HỌC RÚT RA
Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta phải biết tự nhìn lại mình, phải sống giản dị, chân thật và tiết kiệm, nhắc nhở bản thân cần phải ra sức phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, đấu tranh chống lại lối sống tham ô lãng phí. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, không xa xỉ, hoang phí, bừa bãi, phô trương, hình thức.
Biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong quy trình sản xuất, trong hoạt động nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong thực tế chúng ta đơn giản chỉ là tắt một chiếc quạt, tắt một cái đèn, khóa lại một vòi nước khi không sử dụng; tận dụng sử dụng hiệu quả thời gian, một tờ giấy, một cây viết,... cũng là học tập theo tấm gương của Bác chỉ đơn giản những việc đấy cũng làm góp phần giữ gìn tài sản của công góp phần giúp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
DẶN DÒ
Cảm nhận về phong cách Hồ Chí Minh.
Sưu tầm những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc những câu chuyện ấy.
nguon VI OLET