Lê Anh Trà
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Phong cách Hồ Chí Minh
2
- Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1990 – 2/9/1969)
- Sinh tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan.
- Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng.
- Tháng 2 - 1941 Người trở về nước.
- Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
- Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng Giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”.
Phong cách Hồ Chí Minh
3
Em biết gì về tác giả Lê Anh Trà và xuất xứ của văn bản ‘Phong cách Hồ Chí Minh’?
Phong cách Hồ Chí Minh
4
I-Tìm hiểu chung:
2. Tác phẩm:
*Xuất xứ:
“Phong cách Hồ Chí Minh” được rút trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, in trong tập “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990
1.Tác giả:
-Lê Anh Trà (1927- 1999)
-Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông nguyên là Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
LÊ ANH TRÀ
( 1927 – 1999)
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
Phong cách Hồ Chí Minh
6
Văn bản ta đọc giọng chậm rãi, khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm tôn kính đối với Bác.
Chú thích:
- bất giác: một cách tự nhiên.
- đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kỳ, hợp vệ sinh.
- Uyên thâm: trình độ kiến thức rất cao siêu.
- Hiền triết: người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộng, được người đời tôn vinh.
- Di dưỡng tinh thần: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui vẻ.
Phong cách Hồ Chí Minh
8
Qua việc đọc văn bản, em hãy suy nghĩ và trả lời những câu hỏi sau?
1/ Văn bản này thuộc dạng văn bản nào? ( gợi ý: Tự sự/ miêu tả/ thuyết minh/ nghị luận,.. Hay một dạng văn bản chuyên viết về những vấn đề của cuộc sống – văn bản nhật dụng?)
2/ Xác định phương thức biểu đạt?
3/ Văn bản nhật dụng này viết về điều gì?
4/ Bài văn có bố cục như thế nào?
Phong cách Hồ Chí Minh
9
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp với thuyết minh.
-Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Phần 1: Từ đầu – “ rất hiện đại”
-> Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Phần 2: Tiếp theo – “ hạ tắm ao”
-> Vẻ đẹp cụ thể trong phong cách HCM.
+ Phần 3: Còn lại:
-> Khẳng định ý nghĩa trong phong cách HCM.
10
Ngày 4/6/1911, Người lấy tên Văn Ba, rời phân cuộc Liên Thành thương quán. Ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Treville, Người rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trải qua hơn 30 năm đi qua khoảng 30 quốc gia, bốn Châu lục,... chỉ với chí lớn và hai bàn tay trắng.
1/ Từ thông tin trên, em hãy cho biết Bác Hồ tiếp thu văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh nào?
II. Đọc –hiểu văn bản:
1/ Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại (nhận thức).
a.Hoàn cảnh tiếp thu:
Nhờ quá trình đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá khác nhau
2/ Đọc đoạn 1 sgk/5, tìm hiểu cách mà Người đã tiếp thu văn hoá nhân loại?
Phong cách Hồ Chí Minh
12
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương. Người đã ghé lại nhiều cảng, đã đi thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc : Pháp, Anh, Hoa, Nga ... Và người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu người cũng học hỏi, tìm hiều văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hướng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại ...
- Cách tiếp thu văn hóa nhân loại:
+ Coi trọng ngôn ngữ giao tiếp – tự học
+ Đi nhiều, luôn học hỏi, tìm hiểu văn hóa các nước
+ Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Vận dụng cái đẹp, hay; phê phán những hạn chế, tiêu cực (trên nền tảng của văn hoá dân tộc).
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Giữ vững giá trị văn hóa  dân tộc.
- Sử dụng phương pháp giải thích, bình luận, liệt kê.
 Nhấn mạnh nét độc đáo trong phong cách Hồ Chí minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị.
b. Cách tiếp thu:
2. Nét đẹp trong phong cách sống Hồ Chí Minh.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Qủa như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
 Nơi ở và nơi làm việc mộc mạc, đơn sơ
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm. Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh quảng trường.
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Quan sát những hình ảnh sau và nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó ?
Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
 Trang phục giản dị
Chỗ ở đơn sơ và trang phục giản dị của Bác
Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
 Bữa ăn đạm bạc
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
 Tư trang ít ỏi
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một
vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao
làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại,
như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó
trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp
khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất
mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục
hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi
dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một
tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc
ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc
không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối,
cháo hoa.
Liệt kê: nhưng không để nhấn mạnh vào tính chất phong phú
của sự vật mà ngược lại, càng giúp ta thấy mức độ ít ỏi đơn sơ; ít
đến mức có thể liệt kê, tính đếm một cách dễ dàng. Qua đó ta càng
thấy xúc động biết bao trước cách sống giản dị thanh cao của Bác.
- Nơi ở:
- Trang phục:
- Bữa ăn:
- Tư trang:
Cái nhà sàn nhỏ đơn sơ cạnh bờ ao.
vài bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
chỉ có vài ba món giản đơn: cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém, cháo hoa.
ít ỏi, một chiếc va li con…
- Sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng, đưa ra chứng cụ thể kết hợp lời bình hấp dẫn.
 Nhấn mạnh lối sống đẹp, văn minh: Cái hiện đại gắn liền giản dị, hài hoà giữa tự nhiên và sự thoả mãn về tâm hồn.
2. Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
35
Trang phục của Bác tại Viện bảo tàng
2. Nét đẹp trong cách sống của Bác:
Nơi ở, nơi làm việc : chiếc nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trang phục: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Ăn uống: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối…
Tư trang: ít ỏi
 Liệt kê, so sánh, dẫn chứng cụ thể, phong phú.
 Lối sống giản dị.
ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA BÁC
BÁC THĂM VÀ CÙNG LAO ĐỘNG VỚI NÔNG DÂN
BÁC THĂM VÀ ĐỘNG VIÊN CHIẾN SĨ, CÔNG NHÂN
Phong cách Hồ Chí Minh
41
Thức ăn đạm bạc
2. Nét đẹp trong cách sống của Bác:
Sống như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 So sánh.
Lối sống thanh đạm, gần gũi với thiên nhiên thanh cao.
 Lối sống giản dị và thanh cao.
Phong cách Hồ Chí Minh
45
3. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ trang trọng ( từ Hán Việt).
 - Ngôn ngữ : giản dị, quen thuộc dễ hiểu
- Luận điểm , luận cứ : sáng tỏ, cụ thể, rõ ràng.
 - Kết hợp phương thức tự sự, biểu cảm, lập luận tự nhiên.
 - Hình thức so sánh, biện pháp nghệ thuật đối lập.
 -> Tô đậm vẻ đẹp phong cách HCM.
Phong cách Hồ Chí Minh
46
4. Ý nghĩa văn bản:
Vấn đề của thời kì hội nhập là tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
III. Tổng kết :
Ghi nhớ: SGK/9
Câu chuyện nước nóng, nước nguội
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sỹ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh. Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hoà nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
BÀI HỌC RÚT RA
Qua câu chuyện chúng ta đều thấy rằng cách ứng xử của Bác hết sức khôn khéo và thâm thúy để lại cho anh lính trẻ một bài học sâu sắc. Ở đây Bác muốn nói với anh lính rằng: “ Khi nóng giận rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên anh có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, dễ  dàng đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, hoặc nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa mãn cơn giận”.
Phong cách Hồ Chí Minh
51
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả :
-Lê Anh Trà (1927- 1999)
-Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông nguyên là Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
2. Tác phẩm :
- Nguồn gốc : trích trong “ Phong cách HCM , cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong HCM và văn hóa VN”.
- Kiểu văn bản : nhật dụng
- Phương thức biểu đạt chính : nghị luận
-Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 
Phong cách Hồ Chí Minh
52
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn háo của nhân loại:
a. Hoàn cảnh tiếp thu :
Nhờ quá trình đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá khác nhau
b. Cách tiếp thu :
+ Coi trọng ngôn ngữ giao tiếp – tự học
+ Đi nhiều, luôn học hỏi, tìm hiểu văn hóa các nước
+ Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
+ Vận dụng cái đẹp, hay; phê phán những hạn chế, tiêu cực (trên nền tảng của văn hoá dân tộc).
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Giữ vững giá trị văn hóa  dân tộc.
Sử dụng phương pháp giải thích, bình luận, liệt kê.
 Nhấn mạnh nét độc đáo trong phong cách Hồ Chí minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị.

Phong cách Hồ Chí Minh
53
2. Nét đẹp trong phong cách sống HCM : giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao, vài ba phòng
- Trang phục giản dị: quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
- Tư trang ít ỏi : một chiếc vali con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm.
-Sống như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 So sánh. Lối sống thanh đạm, gần gũi với thiên nhiên thanh cao.
 Lối sống giản dị và thanh cao.
Phong cách Hồ Chí Minh
54
3. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ trang trọng ( từ Hán Việt).
 - Ngôn ngữ : giản dị, quen thuộc dễ hiểu
- Luận điểm , luận cứ : sáng tỏ, cụ thể, rõ ràng.
 - Kết hợp phương thức tự sự, biểu cảm, lập luận tự nhiên.
 - Hình thức so sánh, biện pháp nghệ thuật đối lập.
 -> Tô đậm vẻ đẹp phong cách HCM.
Phong cách Hồ Chí Minh
55
4. Ý nghĩa văn bản:
Vấn đề của thời kì hội nhập là tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
III. Tổng kết : Ghi nhớ: SGK/9
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
Hướng dẫn về nhà
Cảm nhận về phong cách Hồ Chí Minh.
Sưu tầm những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Rút ra bài học cho bản thân sau khi đọc những câu chuyện ấy.
Soạn bài “ Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình”
Nêu hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản.
Trả lời các câu hỏi SGK / 20
nguon VI OLET