CHÀO CÁC EM HỌC SINH
Giáo viên : LÊ THỊ TUYẾT ( MÔN SỬ)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐỨC HÒA.
TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 6
Năm học: 2021-2022
Một số lưu ý khi học online:
Thứ nhất, đọc sách giáo khoa trước khi vào học.
Thứ hai, học sinh chuẩn bị đủ sách và tập, bút để nghe giảng, hoạt động và viết bài
Thứ ba, Khi cần phát biểu thì học sinh giơ tay, hoặc có thể ghi vào ô chat để giáo viên biết, tiện cho việc giải đáp thắc mắc.
CHƯƠNG I: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ ?
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?
2. Vì sao cần phải học lịch sử?
3. Khám phá quá khứ từ các nguồn dữ liệu ?
Hoạt động khởi động
Em hãy mô tả:
+ Ngôi nhà em đang ở vào thời điểm hiện tại
+ Ngôi trường tiểu học nơi em đã học xong, vào thời điểm hiện tại
+ Một người mà em yêu quý nhất vào thời điểm hiện tại
* hình thức: viết thành đoạn văn trên ô chat, hoặc suy nghĩ một lúc (2 – 3 phút) rồi giơ tay phát biểu).
=> những miêu tả của các em có giống nhau không ? Vì sao ?
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?
Em đã học môn lịch sử ở chương trình lớp mấy ?

Hãy kể một số sự kiện lịch sử mà em nhớ sau khi học chương trình lịch sử - địa lý 4 và 5

Em hãy chỉ ra quá trình sinh ra lớn lên và phát triển
của con người? Bản thân em đang ở quá trình nào ?
* Bài tập trắc nghiệm: (Chọn đáp án đúng)
Những gì đã diễn ra, đã xảy ra, người ta gọi là:
a. Hiện tại
b. Quá khứ
c. Tương lai
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?
Lịch sử là gì? Nêu một số ví dụ cụ thể
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (2-9-1945), thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?
- Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?
Theo em, những câu hỏi nào sẽ được đặt ra khi tìm hiểu hình 1.1 ? (đọc thêm ở phần “Em có biết”)
đó là các câu hỏi: ở đâu, khi nào, ai liên quan đến, vì sao lại xảy ra, ý nghĩa
Hs luyện tập cách đặt câu hỏi (qua ô chat, hoặc phát biểu). GV yêu cầu Hs sử dụng các ví dụ trước đó để tập đặt câu hỏi.
Hãy đặt các câu hỏi liên quan đến bức hình trên.
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
2. Vì sao cần phải học lịch sử?
Gia đình em gồm có mấy thế hệ? Hãy nêu các thành viên và truyền thống của gia đình mình cho các bạn cùng biết được không?
Nhờ đâu em biết được những thông tin về gia đình, dòng họ của mình? Điều này có ý nghĩa gì?
Việc biên soạn các tác phẩm lịch sử có tác dụng gì?
Giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, về cội nguồn…
Em hiểu như thế nào về bức hình 1.2 và câu ca dao?
Gợi ý trả lời:
Diễn ra ở đâu, vào thời gian nào, những ai đã tham dự, ý nghĩa.
Đáp án:
- Diễn ra ở đền Hùng (Phú Thọ).
- Vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hằng năm
- Toàn thể người dân đều được tham dự.
- Ý nghĩa: nhớ về cội nguồn (vua Hùng dựng nước).
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
2. Vì sao cần phải học lịch sử?
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
CT. Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
Em hiểu như thế nào về hai câu thơ của Bác Hồ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (2-9-1945), thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
Cổng Dinh Độc Lập bị xe tăng 390 húc đổ
ngày 30/4/1975
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
2. Vì sao cần phải học lịch sử?
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
- Biết được ông cha ta phải lao động sáng tạo như thế nào để có cuộc sống như hôm nay
Qua bức hình trên, em thấy lớp học ngày xưa và lớp học ngày nay có sự khác nhau không? Vì sao?
Lớp học ngày xưa
Lớp học ngày nay
Đường Phan Bội Châu vào năm 1972
Cảnh đi bừa ở nông thôn
Xe Lam trên QL 1 A
Cầu Trường Xuân trước năm 1945
Khu công ngiệp Dung Quất
Quán ăn ở bờ kè
Tiết 1 – Bài 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ ?
2. Vì sao cần phải học lịch sử?
- Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
- Biết được ông cha ta phải lao động sáng tạo như thế nào để có cuộc sống như hôm nay
- Đúc kết các bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và tương lai.
Chúng ta phải có thái độ như thế nào sau khi học và biết về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc ?
Biết ơn và trân trọng những gì chúng ta đang có ở hiện tại.
Tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam
- Phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do cha ông ta để lại. (ví dụ: . . . .)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Học sinh chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Lịch sử được hiểu là?
A. Những câu chuyện cổ tích truyền miệng
B. Tất cả những gì xảy ra trong quá khứ
C. Những bản ghi chép, tranh ảnh còn được lưu giữu lại
D. Sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình
Đáp án: B
Câu 2: Môn Lịch sử mà chúng ta được học là:
A. Môn học tìm hiểu sự thay đổi của Trái đất dưới sự tác động của con người
B. Môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay
C. Môn học tìm hiểu tất cả những gì xẩy ra trong quá khứ
D. Môn học tìm hiểu chuyện cổ tích do người xưa kể lại
Đáp án: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Các bạn trong hình đang làm gì? Theo em, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Các bạn học sinh tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
-> thể hiện tấm lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ – thế hệ cha anh – những người đã hy sinh để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay.
THÔNG ĐIỆP: “CHÚNG TA CẦN PHẢI TRÂN TRỌNG QUÁ KHỨ!”
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy chia sẻ với thầy/ cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết; cách học lịch sử giúp em hứng thú và đạt hiệu quả nhất. (thực hiện ở nhà)
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Trả lời các câu hỏi phần cuối bài.
Tìm hiểu những câu chuyện, cuốn sách, đoạn phim nói về Lịch sử nước ta cũng như LS Thế giới.
Đọc tìm hiểu tiếp phần 3.khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu
nguon VI OLET