Chào mừng các em học sinh lớp 7 đến với bài giảng GDCD
GV thực hiện: Trần Thị Nhị
Tình huống
Gia đình An cuộc sống rất khó khăn, bố về hưu, mẹ An phải làm lụng vất vả để nuôi 3 chị em ăn học nhưng An lúc nào cũng đua đòi, chưng diện.

Các em có nhận xét gì về cách ăn mặc của bạn An? Bạn An có phải là một người sống giản dị không?
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị.
Khuyết danh
BÀI 1
Sống giản dị
I.Truyện đọc
“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”
-> Học sinh tự đọc
Câu chuyện: Bác không muốn nhận phần ưu tiên
Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình .
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân sĩ, trí thức cao tuổi theo Bác Hồ lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy, nhiều vị phải nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi : " Bác còn khỏe, Bác còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi thế này là tốt rồi " .
Năm 1950, Bác Hồ đi Chiến dịch Biên giới. Chuyến đi ngày dài, gian khổ. Anh em cảnh vệ kiếm được một con ngựa, mời Bác lên. Bác cười : " Chúng ta chỉ có 7 người, ngựa chỉ có 1 con , Bác cưỡi sao tiện?".
Anh em khẩn khoản: " Chúng cháu còn trẻ, Bác đã cao tuổi, đường xa, việc nhiều,..."
Không nở từ chối, Bác trả lời: Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ balo, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi " .
Cuối năm 1961, Bác Hồ về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt . Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng còn gay gắt . Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băng khoăn. Đồng chí Chủ Tịch huyện cho tìm mượn được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác quay lại hỏi :
- Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không ? Thôi, cất đi . Bác có phải là vua đâu .
( In trong Tinh Thần Lạc Quan Vượt Khó Của Bác Hồ , NXB Mĩ thuật , 2014 ,tr.8-9 )
Nhận xét
Bác có thể nằm cáng khi lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lầy. Bác có thể cưỡi ngựa trong suốt chuyến đi chiến dịch biên giới dài ngày, gian khổ. Bác có thể được che ô trong lúc nói chuyện với nhân dân khi trời nắng gắt.

Bác có lối sống giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, không muốn phiền hà đến người khác.

Bài học về tính giản dị, tính sẻ chia vì người khác. Với cương vị là lãnh tụ nhưng bác luôn lo nghĩ cho người khác, luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí nên không nhận bất cứ sự ưu tiên nào của người khác dành cho mình.
Những kỉ vật của Bác Hồ.
II. Nội dung bài học

1.Khái niệm

Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Vậy sống giản dị được biểu hiện như thế nào?
Không xa hoa, lãng phí
Không cầu kì, kiểu cách
2. Biểu hiện
Theo em, ăn mặc luộm thuộm, nếp sống tùy tiện, cẩu thả, đại khái…có phải là người sống giản dị không? Tại sao?
Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ; nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn trống rỗng. Bởi đó là một con người thiếu văn hóa.
Bài 1
SGK/5
Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?
Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 1998
Điều 1
- Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn và tài sản nhà nước, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư xây dựng, vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Pháp lệnh này.
- Mọi công dân có nghĩa vụ thực hành tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng để dành vốn cho đầu tư phát triển, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2276/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Một số nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chủ yếu như sau:
- Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm trật tự xã hội, phát triển kinh tế; phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội được Quốc hội thông qua (tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 6%, bình quân GDP đầu người khoảng 3.700 USD).
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm cho từng lĩnh vực, gắn với công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đưa kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí theo quy định của pháp luật.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với công tác phòng chống tham nhũng. Nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện nghiêm việc công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Sống giản dị
2. Không giản dị
Lấy ví dụ trong cuộc sống:
1. Sống giản dị
Lấy ví dụ trong cuộc sống:
Tiêu xài đúng cách.
Mua sắm vừa đủ, cần thiết.
Mặc quần áo phù hợp điều kiện, hoàn cảnh.
Làm việc chuẩn mực, khuôn phép.
Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn.
....
2. Không giản dị
Mua đồ xa xỉ đắt tiền.
Mặc quần áo cầu kỳ, kiểu cách.
Làm việc qua loa, tuỳ tiện.
Nói năng cộc lốc, trống không.
....
Lấy ví dụ trong cuộc sống:
? Hãy nêu tấm gương sống giản dị ở lớp, trường và ngoài xã hội mà em biết?

?Em học được gì qua tấm gương của những người đó?
Hoa hậu H’Hen Niê làm shpper giao đồ giúp người dân mùa dịch.
Hoa hậu Đỗ Thị Hà phát cơm thiện nguyện cho người dân trong khu cách ly
Mai Phương Thúy, Tiểu Vy, H’Hen Niê... Chẳng váy áo sang trọng, các nàng hậu giản dị trong quần bò áo phông, đồ bảo hộ rộng thùng thình… nhưng lúc này họ đẹp hơn bao giờ hết.
3. Ý nghĩa
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người.

Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Là một học sinh, em cần làm gì để rèn luyện lối sống giản dị?
4. Rèn luyện

Quần áo gọn gàng, phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình.
Lời nói lịch sự, lễ phép.
Thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường.
Bảo vệ của công, không xa hoa, lãng phí.
Bài tập tình huống
Nhà Hòa rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hòa mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vây, bạn lớp trưởng hỏi Hòa vì sao không mặc đồng phục khi đến trường. Hòa nói: “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ!”

Em có đồng tình với suy nghĩ của Hòa không?Vì sao?
Nếu là lớp trưởng của Hòa, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên?
Hướng dẫn về nhà
Học phần nội dung bài học
Làm bài tập SGK_trang 6
Đọc trước bài 2: Trung thực
Tìm tấm gương, câu nói ca ngợi đức tính trung thực.
nguon VI OLET