MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 7
Năm học: 2021-2022
GIÁO VIÊN :NGUYỄN THỊ LÝ
- Lịch sử thế giới cổ đại
-Lịch sử xã hội nguyên thủy
-Lịch sử Việt Nam thời kỳ dựng nước và giữ nước (đến thế kỉ X)
Lịch sử thế giới Trung đại
Lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX)
Lịch sử thế giới; Lịch sử Việt Nam cận đại
Lịch sử thế giới; Lịch sử Việt Nam hiện đại
- Lịch sử thế giới ; Lịch sử Việt Nam hiện đại
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
PHẦN I
BÀI 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
Thời sơ- trung kì trung đại
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
Các nước phong kiến châu Âu được hình thành trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
Ăng- glo Xắc xông
(Anh)
Đông Gốt
(Italia)
Tây Gốt
(Tây Ban Nha)
Phơ- răng
(Pháp)
Cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma

Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì?
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
+ Thành lập nhiều vương quốc mới
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
+ Phong tước vị cho người có công.
- Xã hội: chia làm 2 giai cấp.
+ Lãnh chúa phong kiến (tướng lĩnh, quý tộc)
+ Nông nô (nô lệ, nông dân)
=> Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành.
b. Sự phân hóa xã hội:
Những việc làm của người Giéc man có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến Tây Âu?

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu
a. Bối cảnh lịch sử:
- Cuối thế kỉ V, các tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
+ Thành lập nhiều vương quốc mới
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
+ Phong tước vị cho người có công.
b. Sự phân hóa xã hội:
- Xã hội: chia làm 2 giai cấp.
+ Lãnh chúa phong kiến: tướng lĩnh, quý tộc
+ Nông nô: nô lệ, nông dân
=> Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành cuối thế kỉ V.
2. Lãnh địa phong kiến
Em hiểu như thế nào là lãnh địa phong kiến?
a.Khái niệm:
- Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

Đời sống trong lãnh địa diễn ra như thế nào?
 b.Đời sống trong lãnh địa:
Lãnh chúa:
+ Xây dựng những pháo đài kiên cố,
+ Phần đất đai ở xung quanh lâu đài lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.
+ Các lãnh chúa thì không bao giờ phải lao động,. Họ đối xử tàn nhẫn với nông nô.
Nông nô:
+ Phải nộp tô rất nặng, có khi tới 1/2 sản phẩm thu được.
+ Nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,... 
+ Bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn.
Đặc điểm kinh tế của lãnh địa diễn ra như thế nào?
- Đặc điểm kinh tế: Tự cung tự cấp, không trao đổi với bên ngoài

2.Lãnh địa phong kiến:
- Là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ (bao gồm đất đai, dinh thự, nhà thờ, kho tàng, đồng cỏ, …)
- Tổ chức:
+ Nông nô: nhận đất canh tác và nộp tô thuế cho lãnh chúa.
+ Lãnh chúa: không phải lao động; bóc lột nông nô, sống sung sướng, xa hoa
- Đặc điểm: Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung tự cấp, đóng kín.

3. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại.
Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
 a. Nguyên nhân:
- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều -> trao đổi buôn bán => thị trấn được thành lập => phát triển thành các thành phố lớn (thành thị).
Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại?
Hàng hóa nhiều
Cần mở rộng xưởng, buôn bán
Thành thị
Lập ra thị trấn
Sản xuất phát triển
 Thành thị được tổ chức như thế nào?
 b.Tổ chức của thành thị
Bộ mặt: Phố xá nhà cửa … là trung tâm trao đổi buôn bán
- Cư dân: chủ yếu là các thợ thủ công và thương nhân.
+ Lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
+ Tổ chức hội chợ triển lãm hàng năm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
- Đặc điểm kinh tế: nền kinh tế hàng hoá
Vai trò của thành thị: Thúc đẩy xã hội phát triển.
3. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại:
- Nguyên nhân: Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều -> trao đổi buôn bán => thị trấn được thành lập => phát triển thành các thành phố lớn (thành thị).
- Cư dân: chủ yếu là các thợ thủ công và thương nhân.
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.

BÀI TẬP:
Câu 1. Lãnh địa phong kiến là
A. vùng đất rộng lớn của các quý tộc chiếm đoạt được.
B. vùng đất do các chủ nô cai quản.
C. vùng đất do các thương nhân và thợ thủ công xây dựng nên.
D. vùng đất đã bị bỏ hoang nay được khai phá.
Câu 2. Cuối thế kỉ V các bộ tộc nào đã đánh chiếm đế quốc Rô-ma?
A.Các bộ tộc từ vường quốc Tây Gốt.
B. Các bộ tộc từ vương quốc Đông Gốt.
C. Các bộ tộc người Giéc-man.
D. Các bộ tộc từ vương quốc Phơ-răng.

BÀI TẬP:
Câu 3. Giai cấp chủ yếu sống trong thành thị trung đại là
A. lãnh chúa phong kiến
B. nông nô.
C. thợ thủ công và lãnh chúa.
D. thợ thủ công và thương nhân.
Câu 4. Vì sao xuất hiện thành thị trung đại?
A. Vì hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều.
B. Vì nông dân bỏ làng đi kiếm sống.
C. Vì quý tộc chiếm được những vùng đất rộng lớn.
D. Vì số lượng lãnh chúa ngày càng tăng.

* Học bài 1
* Chuẩn bị của HS : Xem trước ( Bài 2:Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.)
* Sưu tầm các câu chuyện về các nhà thám hiểm nổi tiếng: C.Cô-lôm-bô,Ph. Ma-gien-lan…, vẽ lược đồ H5.

DẶN DÒ
nguon VI OLET