CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY,
CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

Nguồn gốc về loài người theo Kitô giáo
Truyền thuyết Nữ Oa lấy đất sét nặn thành người
Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ
Quá trình tiến hóa từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao (chuyển biến từ vượn thành người)
1. Nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI
VƯỢN NGƯỜI PHƯƠNG NAM- LUCY- ĐÔNG PHI
Câu 1: Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
Câu 2. Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người, Người tối cổ được đánh giá
A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
D. Là những con người thông minh.
Câu 3. Người tối cổ đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
Câu 4: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là biết
A. chế tác công cụ lao động.
B. cách tạo ra lửa.
C. chế tác đồ gốm.
D. trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 5: Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là giúp
A. cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
C. con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.
D. cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.
Câu 6. Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ?
A. Ăn lông ở lỗ.
B. Ăn sống nuốt tươi.
C. Nay đây mai đó.
Câu 7: Đến thời điểm nào thì Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?
A. Đã đi đứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.
B. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Biết chế tác công cụ lao động.
D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.
Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn?
A. Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.
B. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.
C. Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.
Câu 9: Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ
A. đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.
B. biết tạo ra lửa.
C. biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.
D. biết làm đồ gốm.
Câu 10: Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của
A. Vượn cổ.
B. Người tối cổ
C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.
D. Người tinh khôn giai đoạn đá mới.
nguon VI OLET