Chào mừng các em khối 6
đến tham dự tiết học Ngữ văn hôm nay
Nội dung cần lưu ý
-Phần chữ màu đen, không có khung bao: chỉ trả lời câu hỏi không ghi vào vở.
-Phần chữ màu đen, có khung bao; nền xanh là nội dung chính ; ghi vào vở học;và học thuộc để trả bài khi sang tuần mới
-Khi giáo viên đặt câu hỏi em nào tìm được đáp án sẽ giơ tay, giáo viên gọi đến tên học sinh nào thì em đó mở mic và trả lời, các em khác không được mở mic, trường hợp khi có ý kiến khác thì mới được mở mic.
(Nếu chưa tìm được lời giải cho câu hỏi khi nghe giáo viên gọi tên vẫn phải mở míc nói thưa cô em chưa tìm được câu trả lời để giáo viên gọi học sinh khác)

TRUYỆN
( TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.THÁNH GIÓNG
I/Tìm hiểu chung
Khái niệm Truyền thuyết
Bài 1
1. Khái niệm Truyền thuyết là:
+ Loại truyện dân gian
+ Có yếu tố hoang đường kỳ ảo.
+Kể về các sự kiện nhân vật có liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
?Thánh Gióng thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm.
Trả lời:Thánh Gióng thuộc thể loại truyện truyền thuyết thời đại Hùng Vương thời kì giữ nước..
2.Đọc
Khi đọc truyện truyền thuyết cần chú ý:
- Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?
- Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tưởng tượng hoang đường kì ảo?
- Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản
câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng
(1/Một số sự kiện chính của truyện
1) Sự ra đời của Gióng;
(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;
(3) Gióng lớn nhanh như thổi;
(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;
(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;
(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;
(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ.
(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng
câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?
2/ Phẩm chất của Thánh Gióng.
- Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất:
+ Yêu nước, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì dân tộc thể hiện qua việc cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.
+ Có sức mạnh phi phàm và sử dụng sức mạnh một cách chính nghĩa khi dùng sức mạnh đó phục vụ nhân dân.
+ Thông minh, tài trí, nhạy bén thể hiện qua việc nhổ tre đánh giặc.
+ Trong sạch, không màng vật chất, danh lợi thể hiện qua việc cởi bỏ giáp sắt và bay về trời.
- Tên truyện Thánh Gióng gợi cho ta suy nghĩ về sự tôn trọng, biết ơn,ca ngợi, ngưỡng vọng của người kể đối với nhân vật Gióng.
Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử.
3/Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử:
- Câu chuyện diễn ra ở đời Hùng Vương Thứ sáu, ở làng Gióng.
- Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm phương Bắc…
- Người Việt thời bấy giờ đã chế tác ra vũ khí bằng sắt, thép.
- Người Việt cổ đã từng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Tìm những chỉ tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chỉ tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
4/ Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng:
+ Mẹ Gióng ướm vào dấu chân và mang thai cậu bé.
+ Mang thai Gióng trong 12 tháng.
+ Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong rộng bao nhiên cũng căn đứt chỉ.
+ Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
+ Ngựa sắt mà hí được,kêu được, lại phun lửa.
+ Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ…
- Tác dụng của những chi tiết trên trong việc thể hiện nội dung: Xây dựng biểu tưởng về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm cứu nước, qua đó bộc lộ lòng yêu nước và sức mạnh của dân tộc.
Câu 5 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?
5/ Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về: Hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị và sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì, nhiều chi tiết tưởng tượng, giàu ý nghĩa.
- Truyện gắn với phong tục, địa danh, những chi tiết kì lạ, khác thường.
2. Nội dung:
- Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân.
- Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc.
- Truyện phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta thời xa xưa: thời đại Hùng Vương.
- Hiện còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội, hàng năm có lễ hội Gióng.
Hoạt động Luyện tập
Câu 6 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đồng?
Dksp: Lí do đặt tên:
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
- Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.
Câu 1: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
A. tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân
B. biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
C. ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?
A. Khi Gióng được sáu tuổi và đòi đi chăn trâu.
B. Khi cha mẹ Gióng bị bệnh và qua đời.
C. Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.
D. Khi nghe sứ giả của nhà vua thông báo công chúa kén phò mã.
Câu 3: Tác phẩm Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Cổ tích.
B. Thần thoại.
C. Truyền thuyết.
D. Ngụ ngôn.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.
D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.
Câu 5: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?
A. Đức Thánh Tản Viên.
B. Lưỡng quốc Trạng nguyên.
C. Bố Cái Đại Vương.
D. Phù Đổng Thiên Vương.
Hoạt động Vận dụng
? Hình ảnh Gióng trong trận đánh giặc là một hình ảnh đẹp. Em có thể viết đoạn văn miêu tả lại trận đánh hay cảm nhận về người anh hùng Gióng, hoặc em có thể vẽ tranh, làm thơ kể chuyện theo tranh...
Chào mừng các em khối 6
tiếp tục tham dự tiết học Ngữ văn hôm nay
TRUYỆN
( TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2. THẠCH SANH
I/Tìm hiểu chung
Khái niệm Truyện cổ tích
Bài 1
? Thạch Sanh thuộc thể loại truyện gì? Nhắc lại khái niệm?
1. Khái niệm Truyện cổ tích
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…
- Khi đọc hiểu truyện có tích, các em cần chú ý:
-Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện.
-Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?
-Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả đân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?
-Những chỉ tiết nào trong truyện là chỉ tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thẻ hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?
 
2. Đọc : Truyện Thạch Sanh
Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh
Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh đặc biệt: vốn là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống đầu thai làm người.
Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (người bất hạnh, người thông minh, người dũng sĩ, người khờ khạo)?
Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật :dũng sĩ.
Câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?
2/Một số sự kiện chính của truyện
Sự kiện chính:
(1) Sự ra đời, lai lịch của Thạch Sanh.
(2) Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ.
(3) Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông.
(4) Thạch Sanh diệt chằn tinh, bị Lý Thông cướp công.
(5) Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa, lại bị cướp công.
(6) Thạch Sanh cứu thái tử, được tặng đàn thần, bị vu oan phải vào ngục.
(7) Thạch Sanh được giải oan.
(8) Tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh khiến 18 nước chư hầu xin thua
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chỉ tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
3/ Phẩm chất của Thạch Sanh.
- Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn.
- Các chi tiết khẳng định nhận xét ấy:
+ Thạch Sanh dù biết được bộ mặt thật của mẹ con nhà Lí Thông nhưng vẫn thả họ về quê.
+ Thạch Sanh cứu công chúa, cứu Thái tử mà không mong được đền ơn…
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chỉ tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
4/ Các chi tiết kì ảo và ý nghĩa của chúng:
+ Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai
. +Bà mẹ mang thai mấy năm mà không sinh.
+ Được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.
+ Cậu giết chằn tinh và đại bàng.
=> Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh.
+ Cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung.
=> Người hiền sẽ gặp lành.
+ Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh.
=> Sức sống dai dẳng của cái ác.
- Niêu cơm thần ăn mãi không hết.=> Ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động.
+ Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan , làm cho đất nước hòa bình…
Tác dụng: Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời đồng thời xây dựng một nhân vật Thạch Sanh lí tưởng, trượng nghĩa và có tấm lòng bao dung độ lượng.
Câu 5 (trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
5/ Các chi tiết kết thúc truyện:
Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công lí, người hiền gặp lành, ác giả ác báo, phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa.
Trả lời câu 6 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
Ý nghĩa:
Nhân danh công lí, tiếng đàn ấy đã thay lời nạn nhân oan uổng nói to lên, vang lên tất cả sự thật, bênh vực người có công, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác, bất nghĩa, bất nhân. Âm thanh, nhịp phách của tiếng đàn rắn rỏi, mạnh mẽ, dứt khoát,… như tiếng vị quan toà phân xử rạch ròi như lưỡi rìu, mũi tên chàng dũng sĩ nhằm giữa mặt kẻ quyền cao chức lớn, nhưng chúng là thủ phạm gieo đau khổ cho người dân lương thiện. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên giữa thanh thiên bạch nhật, nói rõ tất cả mọi lẽ đời ân oán, nghĩa tình, vọng từ ngục tối, vọng khắp kính thành
?Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
?Qua hình tượng Thạch Sanh gợi cho em suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân?
III/TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng các chi tiết thần kì.
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, hợp lí.
2. Nội dung:
Kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.
3. Ý nghĩa:
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
Hoạt động Luyện tập
1. So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
2. Sự ra đời của Thánh Gióng và Thạch Sanh có gì giống nhau?
Hình ảnh chàng Thạch Sanh -người dũng sĩ dân gian là một hình ảnh đẹp: người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng... Em có thể viết đoạn văn( 5-7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo; hoặc em có thể vẽ tranh, làm thơ, dựng một hoạt cảnh, kể chuyện theo tranh...
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài và trả lời câu hỏi phần chuẩn bị, phần đọc hiểu đặt biệt câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị bài thực hành tiếng việt:
-Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm
CHÚC CÁC EM SOẠN BÀI TÔT!
nguon VI OLET