Câu 1: Bài thơ này thể hiện thế giới quan nào?
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần thì phải phong trần
Cho thanh cao thì mới được phần thanh cao”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đáp án:
Thế giới quan duy tâm
Câu 2: Bài thơ này thể hiện thế giới quan gì?
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)
Đáp án:
Thế giới quan duy vật
Câu 3: Điền nội dung vào chỗ ba chấm
Triết học là hệ thống các quan điểm, lí luận chung nhất …
Đáp án:
về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật?
A. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
B. Có thực mới vực được đạo.
C. Có bột mới gột nên hồ.
D. Trăm hay không bằng tay quen.
Đáp án:
A
Câu 5:
Vật chất là cái có trước, quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của:
Đáp án:
Thế giới quan duy vật
Câu 6:
Hình ảnh “Ông Bụt” trong các câu truyện cổ tích Việt Nam thể hiện thế giới quan nào trong Triết học?
Đáp án:
Thế giới quan duy tâm
BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT

PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
(Tiết 2)
C. Mác
Ăng Ghen
Lê Nin
1. Thế giới quan và phương pháp luận
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
Làm từ trên xuống dưới
Làm câu dễ trước, câu khó sau
Làm đại số trước, hình học sau
…..
?
Hãy kể cách làm một đề kiểm tra Toán của em?
PHƯƠNG PHÁP
9
Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra
Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể).
Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này với sự vật khác
1. Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Ràng buộc, tác động lẫn nhau

BIỆN CHỨNG
2. Gái giống cha, giàu ba họ
Trai giống mẹ, khó ba đời.
Máy móc, cô lập, phiến diện

SIÊU HÌNH
13
Ví dụ về phương pháp luận biện chứng
“NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN”
Mọi sự vật luôn luôn vận động và có mối quan hệ hữu cơ với nhau
“MỘT NĂM CÓ 4 MÙA: XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG”
Sự vận động, biến đổi theo quy luật của thời gian, thời tiết
TRE GIÀ MĂNG MỌC
Nghĩa đen: Quy luật của tự nhiên
Nghĩa bóng: thế hệ trẻ tiếp bước
cha anh
Em hãy chỉ ra yếu tố biện chứng trong câu nói nổi tiếng của Hê - ra –clít:
“ Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”
Sự phát triển không ngừng của vạn vật, nước dòng sông luôn thay đổi, cảnh vật thay đổi, nước dòng sông hôm nay khác của hôm qua.
Bản thân con người qua mỗi phút giây đều có sự thay đổi về thể chất lẫn tâm hồn. Con người của hôm nay khác con người của hôm qua.
Ví dụ về phương pháp luận siêu hình
Chuyện “Thầy bói xem voi”
Theo em, trong 5 ông, ông nào đúng?
Thầy sờ vòi cho rằng con voi
Sun sun như con đỉa

Thầy sờ ngà cho rằng con voi
Chần chẫn như cái đòn càn

Thầy sờ tai cho rằng con voi
Bè bè như cái quạt thóc

Thầy sờ chân cho rằng con voi
Sừng sững như cái cột đình

Thầy sờ đuôi cho rằng con voi
Tun tủn như cái chổi sể cùn
Các thầy đã nhìn nhận sự vật một cách phiến diện, áp dụng một cách máy móc đặc trưng của sự vật này lên đặc trưng sự vật khác.
Siêu hình
Trông mặt mà bắt hình dong
Phiến diện, một chiều, không nhìn nhận theo chiều hướng khách quan.
Siêu hình
Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng.

Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
KẾT LUẬN:
Là kết quả nhận thức của con người về thế giới khách quan
Câu 1: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng?
A. Chết vinh hơn sống nhục.
B. Sông có khúc, người có lúc.
C. Cha nào con nấy.
D. Sống chết có mệnh.
B
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 2: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng là quan điểm của phương pháp luận
A. Triết học. B. Logic.
C. Biện chứng. D. Lịch sử.
C
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 3: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào không có yếu tố biện chứng?
A. Đánh bùn sang ao.
B. Môi hở răng lạnh.
C. Tre già măng mọc.
D. An cư lạc nghiệp.
A
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 4: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái
A. vận động.
B. đứng im
C. không vận động.
D. không phát triển.
A
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 5: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái
A. ràng buộc lẫn nhau.
B. cô lập tĩnh tại
C. đứng im bất biến.
D. mãi mãi không biến đổi.
A
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Câu 6: Câu nói “ chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng là đề cập đến cách xem xét các sự vật và hiện theo theo phương pháp luận
A. Duy tâm. B. Duy vật.
C. Biện chứng. D. Siêu hình.
D
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Chúc các em học tập tốt
nguon VI OLET