Phân biệt được thông tin và vật mang tin
NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Nêu được mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, tầm quan trọng của thông tin
Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả trong xử lí thông tin. Nêu ví dụ
Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
Trong cuộc sống hằng ngày, em thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách, nghe tiếng chim hót, tiếng xe cộ, … Tất cả những thứ đó được các giác quan em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.
Các thành phần chính của chủ đề
2. Tầm quan trọng của thông tin
3. Xử lí thông tin
1. Thông tin và dữ liệu
4. Xử lí thông tin trong máy tính
1. Thông tin và dữ liệu
Trong ví dụ trên em, theo em đâu là dữ liệu, đâu là thông tin và đâu là vật mang tin?
Tấm biển chỉ đường cho em biết điều gì?
1. Thông tin và dữ liệu
1. Thông tin và dữ liệu
Theo em, giữa thông tin và dữ liệu có mối quan hệ như thế nào?
Thông tin: là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính mình.
Dữ liệu: được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...
Vật mang tin: là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: Giấy viết, băng đĩa, thẻ nhớ, ...
Thông tin có thể được biểu diễn thành dữ liệu và ngược lại, dữ liệu có thể mang đến thông tin cho con người
1. Thông tin và dữ liệu
2. Tầm quan trọng của thông tin:
-Bài học lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều thông tin về địa điểm, thời gian, diễn biến trận đánh, … qua đó em biết được tinh thần dũng cảm của quân và dân ta, biết được truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người
-Em chuẩn bị đến trường thì nghe mẹ nhắc: “Trời sắp mưa đấy nhé”. Thông tin đó làm em quay vào nhà cầm theo chiếc ô
Thông tin có khả năng làm thay đổi hành động của con người
Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả
2. Tầm quan trọng của thông tin:
LUYỆN TẬP:
A
B
C
LUYỆN TẬP:
Thông tin có thể giúp cho con người:
Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn.
Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới.
Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Mặc đồng phục.
Ăn sáng trước khi đến trường.
Đi học mang theo áo mưa.
Hẹn bạn Trang cùng đi học.
Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào?
Ống nhòm.
Máy đo huyết áp.
Kính lúp.
Chiếc nơ buộc tóc.
Công cụ nào dưới đây được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin:
2. Tìm thông tin trò chơi cho buổi dã ngoại
3. Tìm thông tin thời tiết để chuẩn bị trang phục
1. Tìm thông tin phong cảnh để chụp ảnh
4. Tìm thông tin di tích lịch sử để tham quan
LUYỆN TẬP:
Lớp em sắp tổ chức một buổi dã ngoại. Hãy thảo luận để đưa ra các câu hỏi giúp tìm thông tin chuẩn bị cho buổi dã ngoại đó?
5. Tìm thông tin chuẩn bị món ăn
VẬN DỤNG:
Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a.Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn
b.Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
2.Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em.
Các thành phần chính của chủ đề
2. Tầm quan trọng của thông tin
3. Xử lí thông tin
1. Thông tin và dữ liệu
4. Xử lí thông tin trong máy tính
Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành.
Trong trường hợp của cầu thủ bóng đá trên, bàn thắng xảy ra trong chớp mắt, nhưng trong thời gian rất ngắn đó, trí óc của cầu thủ đã thực hiện một loạt hoạt động phức tạp như sau:
3. Xử lí thông tin:
-Mắt theo dõi vị trí thủ môn và thông tin đó được chuyển lên não.
 -Não phân tích, đánh giá, suy luận,... chuyển hóa thông tin thu được thành ý định của cầu thủ: sút bóng vào góc cao của khung thành.
-Ý định đó được thực hiện bằng cách điều khiển chân sút thành công quả phạt.
*Không ai nhìn thấy bộ não làm việc như thế nào, nhưng trong mọi hoạt động có ý thức của con người, bộ não đều phải thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng: xử lý thông tin.
Vậy quá trình xử lý thông tin được diễn ra như thế nào?
3. Xử lí thông tin:
Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau:
Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
 Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
 Bộ não xử lý thông tin nhận được thành thông tin gì?
Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
Quá trình xử lý thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
3. Xử lí thông tin:
Ví dụ: Khi em thực hiện tính bài toán: 25 + 35 = ?
Xử lí thông tin và lưu trữ
Thu nhận thông tin
Truyền thông tin
3. Xử lí thông tin:
25 + 35 = 60
*Quá trình xử lý thông tin gồm 4 hoạt động cơ bản:
a.Thu nhận thông tin: Nhờ các giác quan, con người nhận được thông tin của thế giới bên ngoài như âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ,  mùi vị, …
b.Lưu trữ thông tin: Sau khi nhận được thông tin, bộ não ghi nhớ lại. Nếu não không ghi nhận được, thông tin sẽ bị mất và các thao tác khác sẽ không thể thực hiện được. Thông tin không chỉ được nhớ trong não mà còn được con người lưu trữ bằng cách ghi chép.
c.Xử lý thông tin: Bộ não liên kết các thông tin đã có, so sánh, phân tích, thống kê, suy luận, giải thích... từ đó đưa ra kết luận, quyết định,... Đó là quá trình biến đổi thông tin ban đầu thành thông tin mới.
d.Truyền thông tin: Thông tin được truyền đến các bộ phận cơ thể chuyển hóa thành hành vi hoặc được chia sẻ với người khác. Thông tin được nhân rộng qua quá trình chia sẻ.
Các hoạt động xử lý thông tin bao gồm:
a. Thu nhận thông tin
b. Lưu trữ thông tin
c. Xử lý thông tin
d. Truyền thông tin
3. Xử lí thông tin:
Vị giác
-Lưu trữ và
-Xử lí thông tin
Thị giác
Khứu giác
Xúc giác
Thính giác
4. Xử lí thông tin trong máy tính:
Thông tin không chỉ là sự hiểu biết của cá nhân mà đã trở thành tài nguyên của xã hội loài người, đem lại lợi ích to lớn. Máy tính có khả năng hỗ trợ tích cực cho con người trong các hoạt động thông tin.
4. Xử lí thông tin trong máy tính:
Máy tính có đủ các thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: thu nhận, lưu trữ, biến đổi và truyền thông tin.
4. Xử lí thông tin trong máy tính:
-Thiết bị vào để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy quét,…
-Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in, …
-Bộ xử lí để xử lí thông tin bằng cách thực hiện chương trình máy tính do con người viết ra.
-Bộ nhớ để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ, …
-Máy tính là một công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
-Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng đa dạng và nhanh chóng.
-Máy tính xử lý thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ. Ngày nay, máy tính có thể thực hiện hàng trăm tỷ phép tính trong một giây, có thể biểu diễn được gần đúng số Pi với hàng nghìn tỉ chữ số ở phần thập phân.
4. Xử lí thông tin trong máy tính:
-Máy tính còn có thể làm việc liên tục không ngừng suốt ngày đêm.
-Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn.
Ví dụ, chỉ với một chiếc thẻ nhớ nhỏ bằng đầu chiếc bút cũng có thể lưu trữ nội dung của hàng nghìn cuốn sách,...
-Với khả năng kết nối mạng, máy tính không chỉ giúp em trao đổi thông tin với mọi người ở khắp nơi mà còn giúp em kết nối với kho tri thức khổng lồ.
Ví dụ, em có thể dùng điện thoại thông minh truy cập vào internet để tìm thông tin về bất cứ lĩnh vực nào.
4. Xử lí thông tin trong máy tính:
Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin).
Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.
4. Xử lí thông tin trong máy tính:
*Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin?
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam.
b. Bố em xem chương trình thời sự trên tivi.
c. Em chép bài trên bảng vào vở.
d. Em thực hiện một phép tính nhẩm.
Luyện tập:
Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?
3
4
5
6
Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì? 
Thu nhận thông tin.
Lưu trữ thông tin.
Hiển thị thông tin.
Xử lí thông tin.
Dữ liệu được lưu trữ.
Thông tin vào.
Thông tin ra.
Thông tin máy tính.
Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là:
-Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin?
-Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin?
-Bộ nhớ có là vật mang tin không?
Luyện tập:
Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin:
a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển.
b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan.
c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần.
d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp.
Luyện tập:
Vận dụng: 
1. Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi.
2.Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.
a.Y tế. b.Giáo dục. c.Âm nhạc. d.Hội họa.
e.Xây dựng. f.Nông nghiệp. g.Thương mại. h.Du lịch.
nguon VI OLET