CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Thời gian thực hiện: 09 tiết
- Tôi đi học
- Trong lòng mẹ
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Bố cục của văn bản
- Luyện tập về tính thống nhất về chủ đề của văn bản, bố cục của văn bản.
- Luyện tập về các văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
Đọc
- Giọng đọc: chậm, truyền cảm
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc, tóm tắt


Hằng năm cứ vào cuối thu, khung cảnh TN làm cho “tôi” nhớ về k.niệm về ngày đầu tiên đi học. “tôi” lần đầu đc mẹ đưa đến trường, lòng tràn ngập cảm giác mới lạ. Cậu cảm thấy mình đã lớn và muốn tự mình cầm bút thước. Khi tới trường, cậu và nhiều bạn hs khác đều cảm thấy bỡ ngỡ, rụt rè như những chú chim con. Khi nghe hồi trống thúc giục vào lớp, “tôi” cũng run run theo hồi trống. Khi ông đốc điểm danh, “tôi” giật mình và lúng túng nhưng những cử chỉ thân mật, trìu mến của thầy đã làm cho hs bớt lo lắng hơn. Vào lớp, “tôi” được gặp thầy giáo trẻ tươi cười chào đón. Những bức tranh treo tường cả người bạn nhỏ bên cạnh khiến “tôi” bỗng thấy thân thương, thích thú vô cùng. Bây giờ “tôi” đã tự tin chờ đón bài học đầu tiên: “Tôi đi học”.


I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc, tóm tắt
2. Chú thích
a. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Thừa Thiên - Huế.
- Sáng tác của ông toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu.
Tác phẩm tiêu biểu
b. Tác phẩm:
- Truyện ngắn “Tôi đi học” đậm chất hồi kí, in trong tập truyện “Quê mẹ” (1941)
II. Đọc hiểu văn bản
1. Kiểu vb và PTBĐ

1. Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
2. “Tôi” là nhân vật chính. Vì mọi sự việc đều được kể từ sự cảm nhận của nhân vật này.
- Từ đầu đến "tưng bừng rộn rã": hoàn cảnh khơi nguồn cảm xúc
- Tiếp theo đến "trên ngọn núi": tâm trạng "tôi" trên đường đến trường
- Tiếp theo đến "chút nào hết": tâm trạng "tôi” trước ngôi trường và trước khi bước vào lớp
- Còn lại: tâm trạng "tôi" lúc đón nhận bài học đầu tiên
- Theo trình tự thời gian: truyện được kể theo dòng hồi tưởng từ hiện tại nhớ về quá khứ;
- Theo trình tự không gian: trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học
- Trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.
Tôi, mẹ, ông đốc, các bậc PH, thầy giáo, những cậu học trò.
Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật  tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. => Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của tác giả. Đó cũng chính là chủ đề của tác phẩm.
- Không xây dựng cốt truyện (không có cốt truyện) với các sự kiện nhân vật để phản ánh những xung đột xã hội.
- Xoay quanh tình huống “Tôi đi học” là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường: Bộc lộ tâm trạng của nhân vật “tôi”.
 Văn phong của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình (Văn bản tự sự nhưng giàu giá trị biểu cảm).
=> Tự sự đậm chất trữ tình
- Kiểu văn bản: tự sự
- PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
II. Đọc hiểu văn bản
1. Kiểu vb và PTBĐ
- Kiểu văn bản: tự sự
- PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
2. Bố cục
- Từ đầu đến "tưng bừng rộn rã": hoàn cảnh khơi nguồn cảm xúc
- Tiếp theo đến "trên ngọn núi": tâm trạng "tôi" trên đường đến trường
- Tiếp theo đến "chút nào hết": tâm trạng "tôi” trước ngôi trường và trước khi bước vào lớp
- Còn lại: tâm trạng "tôi" lúc đón nhận bài học đầu tiên
=> Theo dòng hồi tưởng của nv “tôi” từ hiện tại nhớ về quá khứ (thời gian).
3. Phân tích
H: Trong toàn bộ tác phẩm, kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật  “tôi” được miêu tả ở những thời điểm nào?
- Khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- Lúc ở sân trường, xếp hàng vào lớp
- Khi ngồi trong lớp học.
H: Kỉ niệm về buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm, thời gian, không gian nào?
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
- Thời gian: buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
a. Hình ảnh khơi nguồn kỉ niệm
H: Hình ảnh nào đã gợi lên trong lòng “tôi” kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học? Vì sao nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên lại được khơi nguồn từ hình ảnh ấy?
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
- Thời gian: buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
- Cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
=> Thời điểm vào cuối thu, tín hiệu báo ngày khai trường hằng năm, gợi liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ.
a. Hình ảnh khơi nguồn kỉ niệm
H: Tìm từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm đó? Những từ đó thuộc từ loại gì? Tác dụng?
- Tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã => Từ láy, rút ngắn khoảng thời gian giữa quá khứ và hiện tại, làm cho người đọc thấy chuyện đã xảy ra từ bao năm mà như mới vừa xảy ra.

a. Hình ảnh khơi nguồn kỉ niệm
H: Để diễn tả tâm trạng đó, nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng BPNT gì? Câu văn nào cho biết điều đó? Tác dụng?
- Tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã => Từ láy, rút ngắn khoảng thời gian giữa quá khứ và hiện tại, làm cho người đọc thấy chuyện đã xảy ra từ bao năm mà như mới vừa xảy ra.
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
-> Hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc tạo nên đoạn văn đầy chất thơ, diễn tả tâm trạng bồi hồi, xúc động của "tôi" khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học. KN ấy đã in sâu trong tâm trí.

a. Hình ảnh khơi nguồn kỉ niệm
b. Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường
- Con đường: tự nhiên thấy lạ, cảnh vật thay đổi.
- Cảm thấy trang trọng và đứng đắn
- Nâng niu mấy quyển vở, bặm tay ghì thật chặt, muốn thử sức cầm bút.
- Ý nghĩ: non nớt, ngây thơ, chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước:
+ Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như 1 làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
- Chi tiết chân thực, hình ảnh so sánh đẹp, giàu chất thơ diễn tả tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ pha lẫn niềm thích thú của nhân vật “tôi”
- Sân trường: dày đặc người, xinh xắn, oai nghiêm.
+ Cảm thấy: lo sợ vẩn vơ.
+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ
=> thể hiện khát vọng khám phá chân trời tri thức
- Khi xếp hàng, nghe gọi tên và rời tay mẹ: chơ vơ, lúng túng, dềnh dàng, run run, giật mình và lúng túng, như quả tim ngừng đập, khóc nức nở, thấy xa mẹ.
- Chi tiết chân thực, hình ảnh so sánh đẹp, giàu chất thơ diễn tả tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ pha lẫn niềm thích thú của nhân vật “tôi”
- Mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường
- Lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình
- Không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên, quyến luyến.
- Nhìn theo cánh chim, kn cũ sống lại
- Chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc:
Bài viết tập: Tôi đi học
- Tự sự kết hợp với m.tả, thể hiện sự thích thú, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên và thể hiện sự tự tin, nghiêm túc khi bước vào giờ học.
=> Với việc sử dụng hàng loạt các từ láy, hình ảnh so sánh đặc sắc, đoạn trích đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. “Tôi” đã cảm nhận sâu sắc về sự lớn lao, thiêng liêng của ngôi trường làng Mĩ Lí, đồng thời cũng nhận thức về sự tự lập của bản thân trong việc đến trường học tập.
H: Tìm chi tiết kể, tả về cử chỉ, thái độ của người lớn?
Mẹ: âu yếm nắm tay, nhìn âu yếm, vuốt tóc.
Phụ huynh: Vỗ về yêu thương, chuẩn bị quần áo sạch sẽ cho con, tiếng dạ ran đáp lại ông đốc.
Ông đốc:
+ Nhìn học trò với cặp mắt hiền từ và cảm động
+ Tươi cười nhẫn nại chờ lũ học trò.
- Thầy giáo: gương mặt tươi cười, đón hs trước cửa lớp.
H: Em có nhận xét gì về những cử chỉ, thái độ đó?
c. Cử chỉ, thái độ của người lớn (ông đốc, thầy giáo, PH
=> Thể hiện tấm lòng thương yêu, sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm của gia đình và nhà trường đối với thế hệ trẻ. Chính gđ ấm áp, môi trường gd trong sáng đã chắp cánh, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Có sự kết hợp hài hòa giữa TS, MT và BC với những rung động tinh tế.
- NT miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nv “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
- Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và chất thơ; hình ảnh so sánh độc đáo.
Kết cấu theo dòng hồi tưởng.
2. Nội dung:
Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên được ghi nhớ mãi.
DẶN DÒ
1. Sưu tầm những văn bản, câu thơ viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
2. Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.

XIN CHÀO TẠM BIỆT
nguon VI OLET