Bài 1
Tiết 1: TÔI ĐI HỌC
I. Đọc-tìm hiểu chung
1.Tác giả:
Thanh Tịnh(1911-1988) tên khai sinh là
Trần Văn Ninh, quê ở ngoại ô Thành phố Huế.
2. Tác phẩm
Mang đậm tính tự truyện
In trong tập “ Quê me”- 1941
Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với biểu cảm
3. Đọc
4.Chú thích: 2,6,7.
5. Bố cục:
Phần 1: Những cảnh cuối thu khiến tác giả nhớ về buổi tựu trường
Phần 2: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ tới trường
Phần 3: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi khi nhìn ngôi trường, các bạn, mọi người, lúc nghe tên mình,khi phải rời tay mẹ vào lớp
Phần 4: Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên
4 phần
II. Đọc – tìm hiểu văn bản
1.Khơi nguồn nỗi nhớ:
-Thời gian: Vào cuối thu.
-Không gian: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
-Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
=>Thời điểm khai giảng hàng năm
 Tâm trạng: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã
Cảm xúc chân thực, cụ thể
góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian
giữa quá khứ và hiện tại
2. Tâm trạng của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường
Con đường, cảnh vật chung quanh tự nhiên thấy lạ. Thấy có sự thay đổi lớn trong lòng
Cảm thấy trang trọng trong bộ quần áo
Nâng niu mấy quyển vở.Muốn được cầm bút thước như các bạn khác
 Cách kể truyện nhẹ nhàng, miêu tả những cảm giác bằng những lời văn giàu chất thơ,hình ảnh so sánh đầy thơ mộng cho thấy sự thay đổi lớn trong lòng nhân vật “ tôi ”.
3. Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi trên sân trường và khi nghe thầy giáo gọi tên
- Sân trường dày đặc người,ai nấy quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi
- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường
Lo sợ vẩn vơ
Cảm thấy mình chơ vơ khi nghe tiếng trống
- Hồi hộp chờ nghe tên
- Sợ khi phải xa mẹ, khóc theo các bạn
=>Tác giả miêu tả sự chuyển biến tâm trạng phù hợp tâm lý trẻ thơ:lúng túng, e sợ, ngỡ ngàng, tự tin và hạnh phúc. Dòng cảm xúc có sức rung động đi vào lòng người.
4. Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào trong lớp học
Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi
Nhìn cái gì cũng thấy hay hay
Lạm nhận chỗ ngồi kia là của riêng mình
Tự tin đón nhận giờ học
 Cách kết thúc truyện tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn vừa mờ ra một thế giới mới. Dòng chữ gợi cho ta nhớ lại buổi thiếu thời, thể hiện chủ đề của truyện.
5.Thái độ, cử chỉ của người lớn
- Ông đốc hiền từ, trang nghiêm: hình ảnh người thầy, người lãnh đạo từ tốn bao dung nhân hậu
- Thầy giáo trẻ tươi cười: hình ảnh người thầy giàu lòng thương yêu, thân ái
- Các phụ huynh vỗ về yêu thương
=> Trách nhiệm, sự quan tâm của nhà trường, gia đình đối với thế hệ trẻ tương lai
6. Những đặc sắc nghệ thuật

a. Những hình ảnh so sánh độc đáo
- Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên đỉnh núi
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ
->So sánh bằng hình ảnh có sức gợi cảm, so sánh ở các thời điểm khác nhau góp phần diễn tả cụ thể, sinh động tâm trạng, cảm xúc nhân vật tôi trong sáng, tươi vui -> truyện ngắn giàu chất trữ tình
b. Chất thơ của truyện ngắn
- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả, bộc lộ cảm xúc
- Bố cục theo dòng hồi tưởng: từ hiện tại nhớ về quá khứ. Tâm trạng diễn biến theo trình tự thời gian của ngày tựu trường

III. Tổng kết
1. Nội dung: Trong cuộc đời mỗi con người, kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi
2.Nghệ thuật: Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế
IV. Luyện tập
Bài tập 1: Về sự quan tâm của mọi người đối với thế hệ trẻ, em hãy kể tên một vài tác phẩm đã học ở lớp 7. Nêu sơ lược nội dung của một trong những tác phẩm đó.


- Cổng trường mở ra _ Lý Lan
Cuộc chia tay của những con búp bê _ Khánh Hoài
Bài tập 2. Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.

Thảo luận
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a.Biểu cảm
b.Miêu tả
c.Kể chuyện
d.Cả 3 đáp án trên
Dòng nào dưới đây thể hiện đúng chủ đề văn bản “Tôi đi học”?
- Phấn khởi và háo hức trong ngày đầu tiên bước vào lớp 1, thầy cô, bạn bè, trường lớp, điều gì cũng mới, cũng lạ, khoảnh khắc đó mãi ghi dấu ấn trong tâm trí các em nhỏ: "Từ đây, mình bắt đầu lớn khôn..."
nguon VI OLET