CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: TỰ SỰ
Thời gian thực hiện: 06 tiết
- Tôi đi học
- Trong lòng mẹ
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Bố cục của văn bản
TÔI ĐI HỌC
Tiết 1, 2
~Thanh Tịnh~
Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở Thừa Thiên - Huế.
- Sáng tác của ông toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu.
Tác phẩm tiêu biểu
Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn “Tôi đi học” đậm chất hồi kí, in trong tập truyện “Quê mẹ” (1941)
HỘP QUÀ MAY MẮN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
HỎI - ĐÁP
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
- Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thực nhất.
Câu 2. Nhân vật chính là ai? Vì sao em cho là như vậy?
- “Tôi” là nhân vật chính.
- Vì mọi sự việc đều được kể từ sự cảm nhận của nhân vật này.
HỎI - ĐÁP
HỘP QUÀ MAY MẮN
HỎI - ĐÁP
Câu 3. Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nội dung từng phần?
- P1: Từ đầu đến “trên ngọn núi”: Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường đến trường.
- P2: Tiếp theo đến “cả ngày nữa”: Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường.
- P3: Còn lại: Cảm nhận của nhân vật “tôi” trong lớp học.
HỎI - ĐÁP
Câu 4. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được kể theo trình tự nào?
- Theo trình tự thời gian: truyện được kể theo dòng hồi tưởng từ hiện tại nhớ về quá khứ;
- Theo trình tự không gian: trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học
- Trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.
HỎI - ĐÁP
Câu 5. Theo mạch hồi tưởng ấy em thấy văn bản xuất hiện những nhân vật nào?
- Tôi, mẹ, ông đốc, các bậc phụ huynh, thầy giáo, những cậu học trò.
HỎI - ĐÁP
Câu 6. Qua dòng hồi tưởng ấy, tác giả muốn diễn tả điều gì?
- Cảm xúc và tâm trạng của nhân vật  tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.
=> Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của tác giả. Đó cũng chính là chủ đề của tác phẩm.
HỎI - ĐÁP
Câu 8. Từ đó em rút ra những nhận xét gì về đặc điểm của truyện ngắn “Tôi đi học” (văn phong của tác giả)?
 Văn phong của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình (Văn bản tự sự nhưng giàu giá trị biểu cảm).
=> Tự sự đậm chất trữ tình
HỎI - ĐÁP
Câu 7. Văn bản là một truyện ngắn được viết theo phương thức tự sự. So với các văn bản tự sự khác em thấy văn bản “Tôi đi học” có điều gì khác biệt?
- Không xây dựng cốt truyện (không có cốt truyện) với các sự kiện nhân vật để phản ánh những xung đột xã hội.
- Xoay quanh tình huống “Tôi đi học” là những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường: Bộc lộ tâm trạng của nhân vật “tôi”.
HỎI - ĐÁP
Câu 9. Xác định kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt?
- Kiểu văn bản: tự sự
- PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
P1 (Từ đầu  “trên ngọn núi”): Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường đến trường.

P2 (Tiếp theo  “cả ngày nữa”): Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường.

P3 (Còn lại): Cảm nhận của nhân vật “tôi” trong lớp học.
=> Theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” từ hiện tại nhớ về quá khứ (thời gian).
Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
3. PTBĐ
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm
4. Bố cục:
3 phần

Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC
H: Trong toàn bộ tác phẩm, kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật  “tôi” được miêu tả ở những thời điểm nào?
- Khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- Lúc ở sân trường, xếp hàng vào lớp
- Khi ngồi trong lớp học.
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khơi nguồn kỉ niệm
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu.
-Thời gian: buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC
H: Kỉ niệm về buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm, thời gian, không gian nào?
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khơi nguồn kỉ niệm
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu.
- Thời gian: buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
- Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Cảnh sinh hoạt: mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
=> Thời điểm vào cuối thu, tín hiệu báo ngày khai trường hằng năm, gợi liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ.
Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC
H: Hình ảnh nào đã gợi lên trong lòng “tôi” kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học? Vì sao nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên lại được khơi nguồn từ hình ảnh ấy?
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khơi nguồn kỉ niệm
H: Tìm từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm đó? Những từ đó thuộc từ loại gì? Tác dụng?
Tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã => Từ láy, rút ngắn khoảng thời gian giữa quá khứ và hiện tại, làm cho người đọc thấy chuyện đã xảy ra từ bao năm mà như mới vừa xảy ra.
H: Để diễn tả tâm trạng đó, nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng BPNT gì? Câu văn nào cho biết điều đó? Tác dụng?
 Hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc

Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC
=> Với việc sử dụng hàng loạt các từ láy, hình ảnh so sánh đặc sắc, đoạn trích đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. “Tôi” đã cảm nhận sâu sắc về sự lớn lao, thiêng liêng của ngôi trường làng Mĩ Lí, đồng thời cũng nhận thức về sự tự lập của bản thân trong việc đến trường học tập.
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khơi nguồn kỉ niệm
2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường
- Tự sự kết hợp với miêu tả, thể hiện sự thích thú, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên và thể hiện sự tự tin, nghiêm túc khi bước vào giờ học.
- Một loạt động từ, tính từ, từ láy gợi tả, miêu tả chân thực, hình ảnh so sánh đặc sắc đã diễn tả tâm trạng rụt rè, lúng túng, lo lắng, bịn rịn khi thực sự xa mẹ và trở thành cậu học trò nhỏ. Đó là cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.
- Chi tiết chân thực, hình ảnh so sánh đẹp, giàu chất thơ diễn tả tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ pha lẫn niềm thích thú của nhân vật “tôi”
=> Với việc sử dụng hàng loạt các từ láy, hình ảnh so sánh đặc sắc, đoạn trích đã diễn tả tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. “Tôi” đã cảm nhận sâu sắc về sự lớn lao, thiêng liêng của ngôi trường làng Mĩ Lí, đồng thời cũng nhận thức về sự tự lập của bản thân trong việc đến trường học tập.

Tiết 1, 2: TÔI ĐI HỌC
Mẹ: âu yếm nắm tay, nhìn âu yếm, vuốt tóc.
Phụ huynh: Vỗ về yêu thương, chuẩn bị quần áo sạch sẽ cho con, tiếng dạ ran đáp lại ông đốc.
Ông đốc:
+ Nhìn học trò với cặp mắt hiền từ và cảm động
+ Tươi cười nhẫn nại chờ lũ học trò.
- Thầy giáo: gương mặt tươi cười, đón học sinh trước cửa lớp.
H: Tìm chi tiết kể, tả về cử chỉ, thái độ của người lớn?
H: Em có nhận xét gì về những cử chỉ, thái độ đó?
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Khơi nguồn kỉ niệm
2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường
3. Cử chỉ thái độ của người lớn
III. Tổng kết: Ghi nhớ: (SGK/9)
1. Nghệ thuật:
- Có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế.
- NT miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của nv “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
- Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và chất thơ; hình ảnh so sánh độc đáo.
- Kết cấu theo dòng hồi tưởng.
2. Nội dung:
- Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên được ghi nhớ mãi.
Hướng dẫn về nhà
1. Sưu tầm những văn bản, câu thơ viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
2. Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
3. Chuẩn bị bài: Trong lòng mẹ

nguon VI OLET