TRƯỜNG THPT BẠCH ĐẰNG

TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
BÀI 1:
NHÓM THỰC HIỆN SỐ 1
Nội dung thảo luận
I. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Có 3 nội dung:
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên;
2. Các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc (TK I - TK X);
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X – TK XIX);
1, Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước ,ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược
Từ thuở các vua Hùng dựng nhà nước Văn Lang cách đây hàng vài nghìn năm, lịch sử dân tộc Vệt Nam bước vào thời kì dựng nước và giữ nước
Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Lãnh thổ Văn Lang khá rộng và ở vị trí địa lí quan trọng, nằm trên đầu mối những đường giao qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á
Từ buổi đầu, ông cha ta đã xây dựng nên nền văn minh sông Hồng, còn gọi là văn minh Văn Lang mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn rực rỡ, là thành quả tự hào của người Việt thời Hùng Vương
Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần năm 214 TCN, nhà Tần mang quân sang xâm lược nước ta. Nhân dân Văn Lang dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán đã đánh tan 50 vạn quân Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy.
Sau cuộc chiến tranh chống quân Tần, cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống xâm lược của Triệu Đà từ năm 184 đến năm 179 TCN bị thất bại. Từ đây, đất nước ta rơi vào thảm họa hơn một nghìn năm phong kiến phương Bắc đô hộ, sử gọi là thời kì Bắc thuộc.
2. Các cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc (TK I đến TK X):
Dưới ách thống trị của chính quyền đô hộ, trải qua nhiều triều đại, phong kiến phương Bắc luôn tìm cách vơ vét của cải, áp bức bóc lột và đồng hóa dân ta, biến nước ta thành quận huyện của chúng
Dân ta không chịu khuất phục, đã nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường và bền bỉ chống áp bức, bóc lột, giữ gìn bản sắc dân tộc và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
Khởi nghĩa Lí Bí (năm 542)
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (năm 548)
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722)
Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 766)
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIX)
Sau khi chiến thắng quân xâm lược, Ngô quyền lên ngôi vua, bắt tay vào xây dựng đất nước độc lập
Từ đó, trải qua trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ và Lê Sơ (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV), quốc gia thống nhất ngày càng được củng cố.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn này, dân tộc ta vẫn phải đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

- Năm 981, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, nhân dân ta đánh tan cuộc xâm lăng thứ nhất của quân Tống.
Đến thế kỉ XI, dưới triều Lý, dân tộc ta lại một lần nữa giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077)
-Thế kỉ XIII, trong 30 năm (1258 – 1288), dân tộc ta đã chiến thắng oanh liệt cả 3 lần chống quân Nguyên – Mông.

-Những chiến thắng lẫy lừng mãi được lưu truyền trong sử sách, là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam
Đông Bộ Đầu
Hàm Tử
Chương Dương
Vạn Kiếp
Bạch Đằng
- Đầu thế kỉ XV, nước ta bị quân Minh xâm lược, nhà Hồ lãnh đạo kháng chiến nhưng không thành công. Tuy vậy, phong trào yêu nước vẫn phát triển rộng khắp
- Nổi bật là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Sau 10 năm chiến đấu kiên cường, anh dũng và mưu trí, nhân dân cả nước đã giành được thắng lợi oanh liệt, kết thúc bằng thắng lợi của trận Chi Lăng – Xương Giang năm 1427
Đầu thế kỉ XVIII, dân tộc ta lại hai lần chống giặc ngoại xâm. Năm 1785, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ đã lập nên chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Đầu xuân năm Kỉ Dậu (1789) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ lại đánh bại 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống bán nước. Lịch sử dân tộc ta đã ghi thêm một trang trang sử hào hùng với chiến công bất diệt: chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
Trong những cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, dân ta dưới sự lãnh đạo của các vị tướng giỏi đã thực hiện toàn dân đánh giặc
Biết dựa vào địa hình, địa thế có lợi cho ta , bất lợi cho địch
Vận dụng vườn không nhà trống và mọi cách đánh phù hợp làm cho địch đi đến đâu cũng bị đánh, bị tiêu hao, tiêu diệt.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự:
+ Chủ động đánh trước, phá kế hoạch địch.
+ Lấy chổ mạnh của ta đánh vào chổ yếu của địch.
+ Lấy yếu chống mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Dùng mai phục.
+ Rút lui chiến lược bảo toàn lực lượng, tạo thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn quyết định.
- Điển hình như Lí Thường Kiệt (năm 1075) đã dùng biện pháp tiên phát chế nhân (không ngồi chờ giặc đến mà chủ động đánh trước vào hậu phương địch rồi rút lui để phá vỡ kế hoạch của chúng)
- Đến thời vua Quang Trung năm 1788-1789, đã thực hiện lúc địch mạnh ta có thể rút lui quân để bảo toàn lực lượng, lúc địch suy yếu ta bất ngờ chuyển sang đánh đòn quyết định tiêu diệt địch trong một thời gian ngắn
LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ( đến thế kỉ XIX)
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
- Nhân dân Văn Lang dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán đã đánh tan 50 vạn quân Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy.
- Nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống Triệu Đà bị thất bại. Nước ta rơi vào thảm họa ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
2. Các cuộc chiến tranh giành lại độc lập dân tộc (TKI đến TKX)
- Các cuộc kháng chiến tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng… Ngô Quyền vào năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng.
- Trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, dưới sự kiên cường, bất khuất và bền bỉ chống ngoại xâm, nhân dân ta đã giành lại độc lập.
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIX
- Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự:
+ Chủ động đánh trước, phá kế hoạch địch.
+ Lấy chổ mạnh của ta đánh vào chổ yếu của địch.
+ Lấy yếu chống mạnh, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Dùng mai phục.
+ Rút lui chiến lược bảo toàn lực lượng, tạo thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn quyết định.
- Các cuộc kháng chiến tiêu biểu: chống Tống, ba lần chống quân Mông – Nguyên, chống quân Mãn Thanh…
- Nhân dân ta đã vận dụng khéo léo nghệ thuật quân sự làm cho giặc đi đến đâu cũng bị tiêu diệt.
nguon VI OLET