Nối cột A với cột B để tạo thành các từ hợp nghĩa
Nhà thông thái
TỪ GHÉP
Tiết 8-TV
I. Các loại từ ghép:
1. Tìm hiểu ví dụ (sgk/tr.14)
1. Từ ghép chính phụ
(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].
(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].

Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
Thơm: tiếng chính
Bà: tiếng chính
 Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Bà ngoại
Ngoại: tiếng phụ
Thơm phức
Phức: tiếng phụ
 Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
 Từ ghép chính phụ
2. Từ ghép đẳng lập
(1)  Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
(2) Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng [...].
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
 Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
Quần áo
Trầm bổng
 Có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp.
 Từ ghép đẳng lập
2/ Ghi nhớ (sgk/tr.14)
Từ ghép:
Từ ghép chính phụ
(Bà ngoại, thơm phức)

Từ ghép đẳng lập (Quần áo, trầm bổng)
II. Nghĩa của từ ghép
1. Tìm hiểu ví dụ (sgk/tr.14)
- So sánh nghĩa của từ ghép bà ngoại với nghĩa của tiếng bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của tiếng thơm.
- So sánh nghĩa của từ ghép quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo, nghĩa của từ ghép trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.
- Bà: người phụ nữ lớn tuổi nói chung
- Bà ngoại: người phụ nữ lớn tuổi sinh ra mẹ.
Nghĩa của từ “ bà ngoại” hẹp hơn nghĩa của từ “bà”.
Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
- Quần: trang phục từ thắt lưng trở xuống, có 2 ống.
- Áo : trang phục từ cổ trở xuống, che phần lưng, ngực, bụng.
- Quần áo: trang phục nói chung.
Nghĩa TGĐL khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên nó.
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa .
a/ Nghĩa của từ ghép chính phụ:
+ Bà ngoại: Người sinh ra mẹ.
+ Bà: Người sinh ra cha hoặc mẹ.
b/ Nghĩa của từ ghép đẳng lập.
-> Từ “ bàn ghế” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “ bàn”, từ “ghế”.
Nghĩa của từ ghép C-P
hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
2/ Ghi nhớ (sgk/tr.14)
III. Luyện tập
Bài tập 1/ 15.
Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại sau đây:
lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt,đầu đuôi
Bài 2 / 15: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ:
bút .... - thước.... -mưa....
Làm.... - ăn... - trắng....
Vui .... - nhát....
chỡ

rào
quen
bám
xoá
tai
gan
Bài 3 / 15:Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép đẳng lập.
núi
sông
đồi
ham
thích

xinh
đẹp
tưuoi
mặt
mũi
mày
học
tập
hỏi
tuoi
đẹp
vui
BTVN
IV. HƯỚNG DẪN
TỰ HỌC
1/ BVH: Viết đoạn văn từ 4 - 6 câu với chủ đề: Ngày khai trường. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 từ ghép chính phụ và 1 từ ghép đẳng lập. (Gạch chân các từ đó).
2/ BSH: “Qúa trình tạo lập văn bản”
- Xem trước phần I SGK/tr.45
nguon VI OLET