Thứ năm, ngày 30 tháng 9 năm 2021
Đạo đức

Em là học sinh lớp 5
Quan sát tranh
Học sinh lớp 5 là lớp đàn anh trong trường nên phải gương mẫu về mọi mặt cho các em lớp dưới noi theo.
Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
* Một vài hình ảnh nói về học sinh lớp 5
Năm nay em đã lên lớp 5, lớp lớn nhất trường. Em rất vui và tự hào. Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp 5.
Ghi nhớ
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5.
Bài 1: Theo em, học sinh lớp 5 cần có những hành động, việc làm nào dưới đây?
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
a. Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
b. Thực hiện nội quy của trường, của lớp.
c. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.
d. Nhường nhịn, giúp đỡ các em học sinh nhỏ.
đ. Buộc các em nhỏ phải làm theo mọi ý muốn của mình.
e. Gương mẫu về mọi mặt cho các em học sinh lớp dưới noi theo.
Làm việc cá nhân (thời gian 2 phút)
Thể hiện là học sinh lớp 5
a. Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
b. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp.
c. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp trường, địa phương tổ chức.
d. Nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ.
e. Gương mẫu về mọi mặt cho các em học sinh lớp dưới noi theo.
Không xứng đáng là học sinh lớp 5
đ. Buộc các em nhỏ phải làm theo mọi ý muốn của mình
Bài 2: Em thấy mình đã có những điểm nào xứng đáng là học sinh lớp 5?
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là học sinh lớp 5.
Lập kế hoạch phấn đấu cho năm học này
Mục tiêu phấn đấu của em ?
Những thuận lợi của em ?
Những khó khăn mà em gặp ?
Biện pháp khắc phục ?
Người luôn hỗ trợ, giúp đỡ em là ?
Để xứng đáng là học sinh lớp Năm, các em cần phải quyết tâm thực hiện được các kế hoạch mà mình đã đề ra.


Xử lí tình huống
Hãy ghi cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống sau:
Em nhìn thấy một học sinh lớp dưới vứt rác ra sân trường.
=> Nhắc nhở em học sinh đó nhặt rác lên và bỏ vào thùng rác vì xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh chung.
b) Em thấy mấy học sinh lớp dưới đánh nhau.
=> Can ngăn, đồng thời báo cáo lại sự việc cho các thầy cô quản lí trong trường.
c) Trên đường đi học, em thấy một em bé bị ngã.
=> Chạy lại đỡ em bé dậy và hỏi thăm. Nếu em bị thương nặng sẽ đưa em đến cơ sở y tế gần nhất, liên lạc với người thân của em.
d) Giờ ra chơi, em nhìn thấy mấy em học sinh lớp dưới hái hoa ở vườn trường để nghịch.
=> Khuyên ngăn em đó không nên làm vậy vì như thế là không bảo vệ cây xanh, phá hoại tài sản của nhà trường.
Chọn một trong các từ ngữ (cố gắng, gương mẫu, xứng đáng, lớn nhất, học tập) để điền vào chỗ trống:
a) Học sinh lớp 5 là học sinh lớp …….......… trường.
b) Học sinh lớp 5 cần phải ………………… để cho các em học sinh lớp dưới …………………
c) Chúng ta cần phải …………………………….. học tập, rèn luyện để …………………………… là học sinh lớp 5.
lớn nhất
gương mẫu
noi theo
cố gắng
xứng đáng
Năm nay em đã lên lớp 5, lớp lớn nhất trường. Em rất vui và tự hào. Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp 5.
Ghi nhớ
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5.
Đạo đức
Chuyện của bạn Đức
Có trách nhiệm với việc làm của mình
Truyện có những nhân vật nào ?
Bạn Đức
Bạn Hợp
Bà cụ bán hàng dong
1. Đức đã gây ra chuyện gì ?
2. Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó ?
3. Sau khi xảy ra sự việc, Đức và Hợp đã làm gì ?
4. Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai ?
Sau khi xảy ra sự việc, Đức và Hợp đã làm gì ?

5. Tối hôm đó, Đức cảm thấy thế nào ?
6. Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt
Chúng ta rút ra được bài học gì qua câu chuyện của bạn Đức ?
Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
BÀY TỎ Ý KIẾN
Sống có trách nhiệm
Sống không có trách nhiệm
a) Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận.
Liệu mình làm thế này có đúng không nhỉ ?
b) Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
Mẹ ơi con sẽ trông em giúp mẹ ạ !
Cậu đổi cho tớ trực nhật vào ngày mai nhé, tớ lại không thích làm hôm nay nữa rồi.
c) Đã nhận việc rồi nhưng không thích nữa thì bỏ.
d) Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi
Con xin lỗi cô vì đã đùa nghịch trong giờ học. Con biết lỗi rồi ạ, mong cô tha thứ cho con.
e) Việc nào làm tốt thì nhận do công của mình, việc nào làm hỏng thì đổ lỗi cho người khác
Cái bình hoa là do con chó này làm vỡ đấy mẹ ạ !
BÀY TỎ Ý KIẾN
Tán thành
Không tán thành
a) Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.
b) Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm
c) Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm
d) Chuyện không hay xảy ra đã lâu rồi thì mình không cần phải xin lỗi.
e) Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có lỗi.


Xử lí tình huống

Em mượn sách của thư viện đem về, không may để em bé làm rách.

Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về sớm nấu cơm. Nhưng mải vui, em về muộn.


Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được.

Em được phân công phụ trách nhóm năm bạn trang trí cho buổi Đại hội Chi đội của lớp, nhưng chỉ có bốn bạn đến tham gia chuẩn bị.
NHÓM 2
NHÓM 1
NHÓM 3
NHÓM 4
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
KẾT LUẬN
Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp.
Củng cố - Dặn dò
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
- Sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em.
- Vẽ tranh về chủ đề trường em.
- Tự đánh giá về những việc làm của các bạn trong lớp và của bản thân từ đầu năm học tới nay.

BÀI HỌC KẾT THÚC
Chúc các em học tốt
nguon VI OLET