Tại sao có mưa, có nắng? Tại sao có ngày, có đêm? Tại sao Việt Nam không thường xuyên có tuyết trong khi ở Nam Cực băng tuyết lại phủ đầy quanh năm?
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
TạI sao cần học địa lí ?
I. SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ
Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn ?
-Ban đêm gió sẽ thổi từ đất liền ra biển giúp tàu thuyền ra khơi dễ dàng hơn.
- Ban ngày gió lại thổi mạnh từ biển vào đất liền. Đây là thời điểm tốt nhất cho tàu thuyền trở về bến.
Người dân vùng biển thường ra
khơi vào chiều muộn
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu  thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa.
- Cơn mưa đằng Đông vừa trông vừa chạy: Giông có thể đến nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải khẩn trương coi chừng ‘vừa trông vừa chạy’.
Từ những câu ca dao, tục ngữ trên em hãy nêu những điều lí thú của việc học địa lí
Giải thích được các hiện tượng trong các câu ca dao, tục ngữ trên
E hãy kể 1 số điều lí thú của môn Địa lí trong tự nhiên mà e biết hoặc quan sát ?
Hiện tượng cầu vồng
II. VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG
Hãy cho biết, Tiu- li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?
Tiu-li đã phát hiện ra những thay đổi kì lạ của biển và bài học thảm hoạ sóng thần trong giờ Địa lí để ứng dụng vào cuộc sống
14h46’ ngày thứ sáu 11/3/2011, một cơn địa chấn mạnh 9 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi bờ biển vùng Đông Bắc của Nhật Bản, 
Kiến thức Địa lí giúp giải thích các hiện tượng trong cuộc sống: nắng, mưa, gió, bão…

Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ , phương hướng, phân tích và xử lí thông tin , giải quyết vấn đề …

Định hướng thái độ, ý thức sống của HS biết quan tâm đến môi trường xung quanh.
Nêu vai trò của Địa lí trong đời sống ?
III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NĂNG ĐỊA LÍ
Môn Địa lí 6 những khái niệm cơ bản và kĩ năng nào? Ý nghĩa?
Ở lớp 6 có các khái niệm địa lí cơ bản về Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất
- Các kĩ năng chủ yếu của môn địa lí là:
Sử dụng bản đồ
Sử dụng sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, các thiết bị địa lí
Điều tra thực tế, khai thác thông tin trên Internet
Giúp các em học tốt môn học, từ đó các em có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Vận dụng và liên hệ
Khi có những hiểu biết về các mùa trên Trái Đất, nguyên nhân sinh ra các mùa, các em sẽ biết đại phương mình sinh sống có những mùa nào trong năm. Khí hậu, thời tiết mỗi mùa có tác động như thế nào đối với sản xuất và đời sống của con người tại quê hương em. Từ đó giúp người dân nơi đây có cách ứng xử thích nghi với nhịp điệu mùa ở địa phương.
Hãy kể 1 số câu ca dao tục ngữ biểu hiện về thời tiết mà em biết?

Dặn dò
Chép và học bài
Xem và soạn bài 1: mục I
+ Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì?
+ Kinh tuyến gốc là đường và vĩ tuyến gốc là những đường nào? Có đặc điểm gì?
BÀI MỞ ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
I/ SỰ LÍ THÚ CỦA VIỆC HỌC MÔN ĐỊA LÍ
 -Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống
 Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên. 
II/ VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÍ TRONG CUỘC SỐNG
 + Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,...  
 + Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,...  
 + Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...
III/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NẮM CÁC KHÁI NIỆM VÀ KĨ NĂNG ĐỊA LÍ 
-Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu …
-> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
nguon VI OLET