CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
Giáo viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp: 10A6
KIỂM TRA BÀI CŨ
Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng.
x
X
X
X
X
X
X
X
KIỂM TRA BÀI CŨ
Em hãy lấy ví dụ để chứng minh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với mục tiêu phát triển con người con nói chung và trẻ em nói riêng?
PHẦN THỨ HAI: CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC
BÀI 10:
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
(Tiết 1)
Quan niệm về đạo đức
a, Đạo đức là gì?
Đạo đức là một hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Em hãy lấy ví dụ về việc làm có đạo đức và không có đạo đức?
Quan niệm về đạo đức
a, Đạo đức là gì?
- Tùy theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng.
- Nền đạo đức mới của nước ta hiện nay là nền đạo đức tiến bộ tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH HĐH đất nước.
1. Quan niệm về đạo đức
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
Tình huống
- Nhà trường tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt ở miền Trung nhưng bạn A không quyên góp
- Một người đàn ông nhìn thấy 1 người đang bị tai nạn đuối nước nhưng không cứu mà còn livetream
- Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra
- Thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng về bán lại
Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người theo hướng tích cực
Là hành vi mang tính tự giác
Là những quan niệm về thiện, ác, lương tâm, danh dự, nhân phẩm
Phương thức điều chỉnh hành vi: tự giác điều chỉnh thông qua dư luận xã hội → nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án, hoặc lương tâm cắn rứt
Là hành vi mang tính bắt buộc, cưỡng chế
Được quy định bằng văn bản do nhà nước ban hành
Phương thức điều chỉnh: bắt buộc, cưỡng chế, trừng trị
CỦNG CỐ
Câu 1. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
không phát triển.
không thay đổi.
biến đổi theo.
ăn theo.
Câu 2. Trong những xã hội có giai cấp, nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp
lao động.
tiến bộ trong xã hội.
thống trị.
chiếm số đông trong xã hội.
CỦNG CỐ
Câu 3. Trên đường đi học, H nhìn thấy một người bị tai nạn nằm bất động trên đường. Sợ bị phiền phức, H bỏ mặc người bị nạn nằm đó. Vậy theo em, cách xử sự nào sau đây là phù hợp với đạo đức và pháp luật?
Cứ đi học, chờ người khác đến cứu.
Bỏ mặc nạn nhân mà không cứu giúp.
C. Hô hoán mọi người tìm cách cứu người bị nạn.
D. Đứng nhìn nạn nhân.
Hướng dẫn học bài ở nhà
- Về nhà học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa và chuẩn bị tiết 2 của bài 10
BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC ( TIẾT 2 )
Bài 10: Quan niệm về đạo đức (tiết 2)
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Hãy nêu vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân, đạo đức hay tài năng quan trọng hơn? Vì sao?
Nhóm 2: Hãy nêu vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng ?Vì sao ?
Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối với xã hội? Tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào các tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức xuống cấp không? Vì sao?
Nhóm 4: Em hãy kể tên về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết?
Nhóm 1: Hãy nêu vai trò của đạo đức đối với cá nhân? Ở mỗi cá nhân, đạo đức hay tài năng quan trọng hơn? Vì sao?
Vai trò của đạo đức đối với cá nhân
- Góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Có ý thức và năng lực, sống thiện, sống có ích.
- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
VD: Một kĩ sư xây dựng giỏi nhưng lại ăn cắp, bớt xén tiền và tài sản của nhân dân....là những người không có lương tâm, nhân phẩm, danh dự làm hại người khác, làm hại xã hội...
Mỗi cá nhân cần phát triển hài hòa hai mặt đạo đức và tài năng. Trong đó đạo đức là gốc.Vì học hỏi sẽ có tài năng, còn nếu không có đạo đức sẽ thành người không có lương tâm, nhân phẩm và danh dự, làm hại cho người khác, cho xã hội...
Nhóm 2: Hãy nêu vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng ?Vì sao ?
Vai trò của đạo đức đối với gia đình.
- Đạo đức là nền tảng của gia đình.
- Tạo nên sự ổn định, phát triển vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
Hạnh phúc gia đình có được là nhờ vào đạo đức. Vì có đạo đức mới giáo dục con cái đúng quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội. Từ đó con cái ngoan ngoãn, trưởng thành nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ. Ngược lại nếu cha mẹ cãi nhau, hay mâu thuẫn, làm ăn phi pháp, sống không chung thủy dẫn đến gia đình tan nát con cái xa vào các tệ nạn xã hội, chơi bời....
Tiền bạc danh vọng không mua được hạnh phúc nếu mọi thành viên trong gia đình không biết tổ chức cuộc sống hòa thuận, tiến bộ và hạnh phúc.
Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối với xã hội? Tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào các tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức xuống cấp không? Vì sao?
Vai trò của đạo đức đối với xã hội
- Đạo đức được coi là sức khỏe của một cơ thể sống.
- Xã hội sẽ phát triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
- Xã hội sẽ bị mất ổn định nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp.
Tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào các tệ nạn xã hội như hiện nay là do đạo đức xuống cấp, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, chúng chạy theo lối sống hưởng thụ, lối sống Tây hóa, các trò chơi điện tử, kích động bạo lực.......coi con người trong xã hội như một trò đua, chúng có thể sẵng sàng đánh đập, chém giết người nào theo ý thích của chúng.
Xã hội có trách nhiệm xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức Việt nam có ý nghĩa to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhóm 4: Em hãy kể tên về một tấm gương đạo đức của một cá nhân mà em biết?
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ
CÁC EM HỌC SINH ĐÃ
LẮNG NGHE!
nguon VI OLET