Chào mừng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở:
A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương
B. Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đên 2000 mm
C. Trong năm có hai mùa rõ rệt
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Nguyên nhân chính làm cho nước ta có lượng mưa lớn, độ ẩm cao là:
A. Gió Tín phong mang mưa tới
B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn
C. Các khối không khí qua biển mang ẩm vào đất liền
D. Địa hình cao đón gió gây mưa
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 3: Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:
A. Gió mùa Đông Bắc      
B. Gió Tín phong
C. Gió mùa Tây Nam      
D. Gió mùa Đông Nam
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 4: Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là:
Đồng bằng sông Hồng      
B. Vùng núi Tây Bắc
C. Vùng núi Đông Bắc      
D. Vùng núi Trường Sơn Bắc
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 5: Gió phơn Tây Nam thổi ở vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ:
A. Gió Tín phong      
B. Gió mùa Đông Bắc
C. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương      
D. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ dải cao áp chí tuyến bán cầu Nam
BÀI 10:THIÊN NHIÊN
NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tt)
NỘI DUNG CHÍNH
2. Các thành phần tự nhiên khác.

NỘI DUNG
Nội dung tìm hiểu
- Nội dung 1: Địa hình
- Nội dung 2: Sông ngòi
- Nội dung 3: Đất
- Nội dung 4: Sinh vật
- Nguyên nhân
- Biểu hiện
2. Các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình
* Biểu hiện:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:
Địa hình bị cắt xẻ mạnh, nhiều nơi trơ sỏi đá
Hiện tượng đất trượt, đá lở
Địa hình vùng đá vôi có nhiều hang động, suối cạn, thung khô
Thung lũng
2. Các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình
* Biểu hiện
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:
+ Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị rửa trôi, nhiều nơi đất trơ sỏi đá.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ có nhiều hang động, thung khô, suối cạn.
+ Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: rìa phía Đông Nam ĐBSH và phía Tây Nam ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
HÌNH ẢNH THAM KHẢO
Bồi tụ phù sa ở ĐBSH
Bồi tụ phù sa ở ĐBSCL

* Nguyên nhân:
- Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
- Địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật.
Cần có những biện pháp gì để hạn chế quá trình xâm thực ở miền đồi núi?
b. Sông ngòi
* Biểu hiện:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: 2360 con sông dài trên 10 km.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô.

* Nguyên nhân:
- Sông ngòi nhiều nước do lượng mưa lớn
- Chế độ nước theo mùa do khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa.

Em hãy dựa vào Atlat/10 kể tên một số con sông lớn ở nước ta ?
Sông Hồng
Sông Cả
Sông Hậu
Sông Tiền
c. Đất đai
* Biểu hiện:
- Nước ta có loại đất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là đất feralit
- Tầng đất dày, đất chua, có màu đỏ vàng, lớp đất phong hoá dày.
* Nguyên nhân:
- Nhiệt, ẩm cao làm cho quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
Phẫu diện đất feralit
Đất feralit có ảnh hưởng như thế nào trong ngành trồng trọt?
d. Sinh vật
* Biểu hiện:
- Hệ sinh thái phong phú: rừng rậm nhiệt đới ẩm lá
rộng thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa rụng lá…
- Thành phần loài và số lượng loài phong phú, đa
dạng: bên cạnh những loài nhiệt đới thì có cả những loài cận nhiệt đới và ôn đới…
* *Nguyên nhân:
+ Do khí hậu nóng ẩm và có sự phân hóa, lượng mưa dồi dào, đất đai màu mỡ.
Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
Rừng cao su mùa mưa
Rừng cao su mùa khô
Rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng
Hệ sinh thái rừng ngậm mặn
nguon VI OLET