TRƯỜNG THCS & THPT ĐÔNG THÁI
Bi�n so?n : Nguy?n Dình Th?
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
PHƯƠNG ĐÔNG
BÀI 3.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Sự hình thành các quốc gia cổ đại

Chế độ chuyên chế cổ đại

Văn hóa cổ đại phương Đông

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
Điều kiện tự nhiên và
sự phát tiển kinh tế
Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
Các quốc gia cổ đại Phương Đông bao gồm: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, đều được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
+ Thuận lợi : Đất phù sa màu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ.
+ Khó khăn : Thường bị lũ lụt => Trị thuỷ các dòng sông, phải làm kênh tưới tiêu.
Trung Quốc
Hoàng Hà
Trường Giang
Ấn Độ
Sông Ấn
Sông Hằng
- Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm xuất hiện của cải dư thừa.

- Công tác thuỷ lợi được thực hiện từ rất sớm đòi hỏi cư dân sự hợp sức và sáng tạo.
Làm gốm
Ai Cập
(Khoảng 3200 TCN)
Lưỡng Hà
(Khoảng TNK IV TCN)
Ấn Độ
(Khoảng TNK III TCN)
Trung Quốc
(Khoảng TK XXI TCN)
b. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
Quá trình hình thành:








=> Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.
2. Chế độ chuyên chế cổ đại
a. Khái niệm:
Chế độ chuyên chế cổ đại là chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.
- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là En xi(người đứng đầu),Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời ).
 
Nông dân đang làm ruộng
Nông dân Ai Cập cổ
b. Xã hội cổ đại: gồm:
- Vua, quý tộc
- Nông dân công xã
- Nô lệ
Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai cập cổ
3. Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng -->Thiên văn--> nông lịch.
- Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.
Lịch của người Ai Cập cổ
Lịch của người Lưỡng Hà
b. Chữ viết
- Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.
- Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.
- Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
- Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….
Chữ tượng hình Ai Cập
Chữ viết của người Lưỡng Hà
Chữ số Ấn Độ cổ
Giấy của người Ai Cập
Chữ viết trên thẻ tre
Chữ giáp cốt
Chữ hình đinh viết trên đất sét
Chữ viết trên mai rùa
Chữ viết trên thẻ tre
Chữ viết trên xương thú
Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
c. Toán học
- Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:
- Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16
- Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người -Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.
- Đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.
d. Kiến trúc
Phát triển phong phú
+ Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng hà …
+ Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Kim tự Tháp
Vườn treo Babilon
Vạn Lý Trường Thành
Câu hỏi vận dụng
Rút ra các đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông.
Câu hỏi luyện tập- tham khảo
1. Ngành kinh tế chính của các quốc gia cô đại phương Đông là:
a. Nông nghiệp b. Thủ công nghiệp
c. Thương nghiệp d. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

2. Xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào?

3. Chế độ chuyên chế cô đại phương Đông có biểu hiện như thế nào?

nguon VI OLET