Chào mừng tất cả các em học sinh
Môn GDCD 8
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO
GIÁO VIÊN : NGUYỄN HẢI NGÂN
Quan sát những bức tranh sau, em nhớ tới câu chuyện cổ tích nào?
Sự tích quả dưa hấu - câu chuyện gắn liền với tuổi thơ mỗi người Việt
Tóm tắt câu chuyện sự tích quả dưa hấu
Hoàng tử Mai An Tiêm là người con được vua Hùng thứ 18 hết mực yêu thương. Chàng hội tủ đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người: thông minh và rất mực chăm chỉ, giàu lòng yêu thương. Tuy nhiên chàng lại khá chính trực, không thích xu nịnh.
Trong một buổi yến tiệc, nhà vua cho ban thưởng của ngon vật lạ cho Mai An Tiêm nhưng chàng không nhận mà đáp lại rằng “ Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Câu nói của chàng đã khiến vua cha rất giận và ra lệnh đày người con mà ông yêu thương ra đảo hoang. Chàng ra đi mà không được mang theo bất cứ thứ gì ngoài con dao cùn. 
Cuộc sống trên đảo của vợ chồng hoàng tử rất vất vả nhưng vẫn tràn đầy tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Một ngày nọ, chàng đem trồng những hạt giống do đàn chim để lại với niềm hy vọng tràn đầy. Trong tình cảnh khó khăn như vậy, vườn cây lạ chính là hy vọng, là tương lai của cả gia đình.
Sau vài tháng chăm sóc, một thứ quả ngọt ngào mọng nước là sự đền đáp cho sự chăm chỉ và công sức của vợ chồng Mai An Tiêm. Chàng đặt tên cho thứ quả đó là dưa hấu và đổi lấy gạo và muối cho cả gia đình.
Vua cha rất ngạc nhiên về tinh thần của con mình và hạ lệnh cho chàng trở về. Mai An Tiêm đem những hạt giống về đất liền và chỉ dạy muôn dân cách trồng. Từ đó, dưa hấu trở thành loại quả không thể thiếu trong những ngày lễ Tết của dân tộc với ý nghĩa của sự chăm chỉ, vượt lên số phận
Có thể thấy, sự tích quả dưa hấu ẩn tàng bài học về sự cố gắng không ngừng và mang tới thông điệp dù trong hoàn cảnh khó khăn đến mấy, chỉ cần không ngừng nỗ lực thì điều tốt đẹp rồi sẽ đến.
Sự tích quả dưa hấu và bài học đắt giá về tính tự lập
Tiết 1. Bài 10
TỰ LẬP
Đặt vấn đề
Tiết 1. Bài 10. Tự lập
Nhóm 1: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng?

Nhóm 2: Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê?

Nhóm 3: Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên?
Vì:
- Bác có sẵn lòng yêu nước.
- Bác có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lực của mình,có thể nuôi sống mình bằng hai bàn tay lao động để tìm đường cứu nước.
Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng?
Anh Lê cũng là người yêu nước. Nhưng con đường trước mắt quá phiêu lưu mạo hiểm anh không đủ can đảm ra đi cùng Bác, mặt khác anh cũng không tự tin vào bản thân mình.
Em có nhận xét gì về suy nghĩ, hành động của anh Lê?
Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên?
Qua câu chuyện trên chúng ta thấy Bác Hồ đã thể hiện phẩm chất không sợ gian khổ, khó khăn, ý chí tự lập cao.
Tiết 1.Bài 10: Tự lập
I. Bài học
1.Thế nào là tự lập?
Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
Tiết 1.Bài 10: Tự lập
I. Bài học
1. Thế nào là tự lập?
2. Biểu hiện của tính tự lập:
- Tự tin, bản lĩnh, kiên trì.
- Dám đương đầu với khó khăn.
- Có ý chí vươn lên trong học tập và trong cuộc sống…
Tiết 1. Bài 10: Tự lập
Hành vi trái với tính tự lập:
- Nhút nhát.
- Lo sợ.
- Ngại khó.
- Ỷ lại, dựa dẫm.
- Phụ thuộc vào người khác.
Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày?
- Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.
- Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.
- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.
- Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nhở
- Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn, tự giặt quần áo…
- Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.
- Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội ngũ giữ gìn an toàn giao thông của trường...
TÌNH HUỐNG
Hồng là con một trong gia đình, nên ở nhà Hồng không phải làm gì cả, quần áo cũng được mẹ giặt cho. Không những thế, mặc dù nhà cách trường có 2 km nhưng hôm nào bố mẹ cũng phải đưa đón Hồng đi học bằng xe máy. Thấy vậy Thuý hỏi bạn:
- Sao cậu đã là học sinh lớp 8 rồi mà vẫn không tự đi xe đạp đến trường và tự giặt quần áo được à ?
Hồng hồn nhiên trả lời :
- Mình là con một mà. Bố mẹ không chăm cho mình thì còn chăm cho ai nữa. Với lại chúng mình vẫn còn nhỏ, bố mẹ chăm sóc như vậy là đương nhiên thôi.

Lời giải:
1/ Em không tán thành với suy nghĩ của Hồng. Vì suy nghĩ của Hồng rất ích kỉ, cho rằng mình là con một, sẽ không phải làm gì, bố mẹ tự lo.

2/ Nếu là Thúy, em sẽ khuyên Hồng: Bố mẹ không thể lo cho mình cả đời, vậy nên mỗi ngày tích lũy chúng ta phải tự làm những công việc từ nhỏ đến lớn.
Bạn Nguyễn Minh Phú khi sinh ra đã không có 2 cánh tay. Bạn đã kiên trì tự mình:Chịu đau đớn để tập viết, tập vá áo quần,tập thêu bằng chân.Tập đá cầu, đá bóng, bơi lội,Làm công việc nhà phụ cha mẹ.
Phú nói: “Giờ thì tôi đã biết, chẳng có gì là không thể. Nếu có nghị lực và quyết tâm, mình sẽ vượt qua tất cả.”
Tiết 11.Bài 10: Tự lập
I. Bài học
1. Thế nào là tự lập:
2. Biểu hiện của tính tự lập:
3. Ý nghĩa:
- Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.
Tiết 1. Bài 10: Tự lập
I. Bài học
1. Thế nào là tự lập?
2. Biểu hiện của tính tự lập:
3. Ý nghĩa:
II. Bài tập
Em tán thành hay không tán thành các ý kiến dưới đây ? Vì sao ?
1. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.
2. Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
3. Khi làm bài kiểm tra không được, chúng ta hãy nhờ bạn cho chép bài để lấy điểm cao.
4. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi gặp khó khăn
1. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.
- Nếu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả, giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giầu có chỉ sống ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể thành công được.
2. Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
- Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đấu của bản thân mới được bền vững.
3. Khi làm bài kiểm tra không được, chúng ta hãy nhờ bạn cho chép bài để lấy điểm cao.

- Khi chưa hiểu bài nên hỏi bạn bè, thầy cô để hiểu bài hơn. Từ đó có thể làm được bài tập cũng như bài kiểm tra mà không cần phải đi chép bài bạn. Chúng ta cần phải tự học bài thì mới có thể làm được bài trong kiểm tra, thi cử. Do đó không cần phải đi chép bài của bạn và trở nên trung thực trong học tập.
4. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi gặp khó khăn

- Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy. Ví dụ: Khi gặp một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm hay những ngày đầu lập nghiệp, mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình.
Bài tập : Chọn những câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự lập:
1. Muốn ăn cá phải thả câu
2. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
3. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
4. Há miệng chờ sung.
5. Đói thì đầu gối cũng phải bò.
6. Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
7. Giàu thì ta chẳng có tham
Khó thì ta liệu, ta làm ta ăn.
8. Con mèo nằm bếp co ro,
Ít ăn nên mới ít lo, ít làm.
Bài tập : Chọn những câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự lập:
1. Muốn ăn cá phải thả câu
2. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
3. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
4. Há miệng chờ sung.
5. Đói thì đầu gối cũng phải bò.
6. Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
7. Giàu thì ta chẳng có tham
Khó thì ta liệu, ta làm ta ăn.
8. Con mèo nằm bếp co ro,
Ít ăn nên mới ít lo, ít làm.
Dặn dò
Về nhà làm các bài tập ở SGK
Chuẩn bị bài 2: Liêm khiết
Cảm ơn các em đã hoàn thành tiết học hôm nay.
Kính chúc các em nhiều sức khỏe!
nguon VI OLET