TRƯỜNG THCS, THPT NAM VIỆT
CHÀO MỪNG CÁC EM HS KHỐI 7
Lịch sử : 2021-2022
Lê Thị Tú
Bài 11:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077)
I/GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta:
Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
a.Hoàn cảnh :
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất.
+ Trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.
+ Vùng biên giới phía Bắc nhà Tống thường xuyên bị các nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.
=> Nhà Tống muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên đã tiến hành âm mưu xâm lược Đại Việt.
Để thực hiện âm mưu trên nhà Tống đã có những hành động gì?
* Hành động

Ở biên giới phía Bắc Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam.
Vì sao nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam ?
Mục đích : Làm suy yếu lực lượng nhà Lý.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
a) Sự chuẩn bị:
Trước âm mưu của nhà Tống, Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?
+ Cử thái úy Lý Thường Kiệt  làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
Lý Thường Kiệt là người như thế nào? ( Quan sát phần chữ nhỏ trang 39 SGK)
Lý Thường Kiệt là người phường Thái Hòa (Thăng Long – Hà Nội). Lúc nhỏ đã có chí lớn, ham đọc binh thư, rèn luyện võ nghệ. Lớn lên làm quan cho nhà Lý; nhờ tài năng và công lao ông được thăng dần đến chức Thái úy.
“Lý Thường Kiệt là hiền thần,
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Chiêm Thành.
Tuổi già phỉ chí công danh,  
Mà lòng yêu nước trung thành không phai”.  
 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập III trang 217)
+ Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.
Đối với phía Bắc nước ta: +Các tù trưởng được phong chức tước cao.
+ Được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
111
+ Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của Tống và Chăm Pa.
- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.
Trước tình hình nhà Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
b) Diễn biến:
Đạo quân bộ do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dân binh miền núi
Lý Thường Kiệt chỉ huy cánh quân đường thủy đổ bộ vào Châu Khâm, châu Liêm
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
b) Diễn biến:
c) Kết quả:




42
- Sau 42 ngày đêm, quân ta đã hạ thành Ung Châu,

+ Đạt được mục đích, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.
d) Ý nghĩa: - Đẩy quân Tống vào thế bị động.
Thảo luận nhóm
* Nội dung 1: Vì sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công để xâm lược?
* Nội dung 2: Việc chủ động tiến công của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

* Nội dung 1: -Khi tấn công quân ta yết bảng nói rõ mục đích tấn công của mình: “tự vệ”
-Chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự mà địch chuẩn bị làm nơi tập kết để sang xâm lược nước ta.
- Khi đạt được mục tiêu, quân ta nhanh chóng rút về nước
* Nội dung 2: -Làm cho quân Tống hoang
mang bị động và thêm khó
khăn trong việc chuẩn bị xâm
lược nước ta và buộc phải kéo
dài thời gian.
-Quân dân ta tăng thêm lòng
tự tin và thời gian chuẩn bị
kháng chiến.
Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
Chặn đứng quân xâm lược nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, vũ khí mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống,đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI(1076-1077)
1/ Kháng chiến bùng nổ
a.Nguyên nhân
Sau khi thành Ung Châu bị hạ, nhà Tống có hành động gì?
- Sau khi thất bại ở Ung Châu, nhà Tống vô cùng tức tối, tiến hành xâm lược Đại Việt.
? Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
CHÂU UNG
CHÂU KHÂM
CHÂU LIÊM
CHÚ GIẢI:
Thăng Long
a.
Lu?c đồ chu?n b? b? phũng của quân D?i Vi?t (1076 - 1077)
Phòng tuyến Như Nguyệt
Quân Đại Việt bố phòng, chặn giặc
Lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.
Lý Kế Nguyên chỉ huy đạo thủy binh đóng ở Đông Kênh
Đội quân chủ lực do LTK chỉ huy
b. Sự chuẩn bị của nhà Lý:
Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?
Cảnh quân ta đóng cọc chuẩn bị phòng tuyến Như Nguyệt
- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.
- Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
- Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu.
Lưu Kỳ
Quảng Nguyên
Ung Châu
Vi Thủ An
Lý Kế Nguyên
Nam Quan
T
h
â
n

C

n
h

P
h
ú
c
S
.

C

u
N
ú
i

T
a
m

D

o
L
ý

T
h
ư
uờ
n
g

K
i

t
S
.

H

n
g
S

T
h
ư
ơ
n
g
S
.
L

c

N
a
m
V?N XUÂN
S
.

T
h
á

B
ì
n
h
Hoàng Kim Mãn
THĂNG LONG
Lược đồ kháng chiến chống Tống (1076-1077)
Cuối năm 1076
Quách Quỳ
Triệu Tiết
Hoà Mâu
(1.1077)
- Quân thủy của chúng bị quân Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận ở vùng ven biển nên không thể hỗ trợ cánh quân bộ
Lược đồ tr?n chiến t?i phịng tuy?n Nhu Nguy?t (1076 - 1077)
Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.
nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
THĂNG LONG
Quách Quỳ
Triệu Tiết
Lý Thường Kiệt
Hoằng Chân
Chiêu Văn
S. Như Nguyệt
LƯỢC ĐỒ TRẬN ĐÁNH TRÊN PHÒNG TUYẾN SÔNG NHƯ NGUYỆT
Trận tuyến quân Tống
Quân Tống tiến đánh
Quân ta chặn đánh
Nhà Lý phòng thủ
Phòng tuyến Như Nguyệt
YÊN PHONG
Mùa xuân 1077
Thảo Luận: 3’
? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc Tống của Lí Thường Kiệt giai đoạn 1075 – 1076?
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
* Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
? Nêu kết quả, ý nghĩa của trận đánh trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
b. Kết quả.
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống bị thất bại
- Lý Thường Kiệt chủ động “giảng hòa” để kết thúc chiến tranh.
- Quân Tống Chấp nhận ngay và rút quân về nước.
c)Ý nghĩa lịch sử
- Đây là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được bảo vệ và củng cố.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
Đánh giá công lao của Lí Thường Kiệt với dân tộc?
Sinh thời, Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn:
Một là, không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy.
Hai là, góp phần đắc lực cung vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Ba là, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà.
(Dẫn theo Danh tướng Việt Nam, Nguyễn Khắc Thuần, Tập I, tr. 41)
Bài tập
Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?
Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:
- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.
- Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
- Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu.
nguon VI OLET