Trường: ĐHSP – ĐHTN
Khoa: GDCT
Giáo án GIÁO DỤC CÔNG DÂN Lớp 10
Bài 11 :
(2 tiết)
Nghĩa vụ
Lương tâm
Nhân phẩm và danh dự
Hạnh phúc
NỘI DUNG BÀI HỌC
Nghĩa vụ

Các hình ảnh này muốn nói lên điều gì?
Giao thông
Quân sự
Đóng thuế
Nghĩa vụ
a, Nghĩa vụ là gì ?
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên quyền lợi cá nhân
b, Nghĩa vụ của người thanh niên hiện nay
Chăm lo rèn luyện đạo đức, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác, góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội…
Tích cực lao động, cần cù, sáng tạo
Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Lương tâm

Theo các em lương tâm là gì? Có mấy trạng
thái lương tâm? Vai trò của các loại lương tâm
đó là gì?
?
2. Lương tâm
a, Lương tâm là gì?

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội
Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân
Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
?
b, Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ…
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện…
Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người…
BÀI TẬP CỦNG CỐ :
Bài tập 1 :
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với …
a- Sự nghiệp XD và BVTQ
b- Yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng và xã hội
c- Sự phát triển bền vững của đất nước
d- Thế hệ hôm nay và mai sau
B
Bài tập 2 :

Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con
người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được
tính…trong hành vi của mình.
a - tích cực b - tự giác
c - sáng tạo d - tự tin
A
Bài tập 3 :
Lương tâm là năng lực…hành vi đạo đức
của bản thân trong mối quan hệ với
người khác và xã hội.
a – Tự nhắc nhở và phê phán
b – Tự phát hiện và đánh giá
c – Tự đánh giá và điều chỉnh
d – Tự theo dõi và uốn nắn

C
3. Nhân phẩm và danh dự
a. Nhân phẩm là gì ?
Xét các ví dụ sau :
VD1 : An mượn sách của Trang và có ý định lấy luôn không trả. Khi Trang hỏi thì An nói dối là đã đánh mất và tự nhủ rằng : “ ăn trộm sách để tích lũy tri thức thì có gì đánh xấu hổ ”.
VD2 : Châu nhà nghèo phải đi bán vé số để kiếm sống. Một người khách thấy thương hại cho My đã đưa tiền cho My nhưng My đã từ chối không nhận và nói: “ cháu không nhận đâu, xin cảm ơn Ông cháu chỉ nhận những đồng tiền do cháu tự lao động thôi ”.
Em hãy phân tích các hành vi trên
An đã lợi dụng lòng tốt của bạn mình để mượn sách và cố tình quên đi. Như vậy là An muốn biến tài sản của bạn thành tài sản của mình. Như vậy là không hợp chuẩn mực đạo đức.
Tuy còn nhỏ nhưng My đã ý thức được mình là con nhà nghèo, rất cần tiền nhưng phải là tiền do chính mình làm ra chứ không phải sự thương hại của người khác. Chứng tỏ My là người có bản lĩnh, biết khắc phục khó khăn để học tập và lao động, không làm điều gì ảnh hưởng đến thanh danh của mình. My là người biết coi trọng nhân phẩm. Thật đánh khen
Vậy An và My ai được đánh giá là người
có nhân phẩm ?
My được đánh giá là người có nhân phẩm
Vậy nhân phẩm là gì ?
3. Nhân phẩm và danh dự
a. Nhân phẩm là gì ?
- Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
Tại sao chúng ta lại nói: nhân phẩm là giá trị
làm người của mỗi con người ?


- Chúng ta biết rằng con người có hai yếu tố là sinh học và xã hội. Trong đó yếu tố xã hội đóng vai trò chủ đạo, là bản chất nhất để chúng ta phân biệt con người với con người. Con người không thể sống mà không quan hệ với mọi người, nghĩa là con người không thể tách rời môi trường xã hội, hoàn cảnh xã hội và các hoạt động của xã hội. Do đó người ta ai cũng có nhân phẩm, trừ một số kẻ đặc biệt xấu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Liệt sĩ Đặng thùy Trâm
Xã hội luôn đánh giá cao và kính trọng người có nhân phẩm
Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ.
Biểu hiện của người có nhân phẩm
Biểu
hiện
của
người

nhân
phẩm
Có lương tâm trong sáng
Có nhu cầu vật chất và tinh thần
lành mạnh
Thực hiện tốt các nghĩa vụ, chuẩn
mực đạo đức
3. Nhân phẩm và danh dự

Nhân phẩm là gì ?

Danh dự
b, Danh dự
Ví dụ : trong giờ kiểm tra toán Ngân loay hoay không tìm ra kết quả. Bình thấy vậy đã đưa bài cho Ngân nhưng Ngân không chép mà tự bản thân cố gắng tìm ra lời giải.
Theo em, việc làm đó chứng tỏ Ngân là người như thế nào?
b, Danh dự
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Ví dụ
- Danh dự của người thầy thuốc
Danh dự người thầy thuốc
Danh dự người đoàn viên
4. Hạnh phúc
a, hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc gia đình
Hạnh phúc lứa đôi
Hạnh phúc trong tình anh - em
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của
con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,
thỏamãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về
vật chất và tinh thần

Tại sao hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội
b, hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
Hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội
Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu
Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải có nghĩa vụ đối với người khác và xã hội
Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc
xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất
cả mọi người
Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội
luôn gắn bó với nhau
Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu
mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh
phúc của riêng mình
CỦNG CỐ :
Câu nào nói về hạnh phúc ?
a, Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
b, Trong ấm ngoài êm
c, Có an cư mới lạc nghiệp
d, Hạnh phúc dễ tìm nhưng khó dữ
2. Nhân phẩm là gì ?
a, Giá trị làm người của mỗi con người
b, Toàn bộ những phẩm chất của con người có được
c, Cả a và b
Dặn dò
Trả lời câu hỏi 5, 6, 7 trong sách giáo khoa trang 75
Học bài cũ
Đọc trước bài 12 công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình
nguon VI OLET