KIỂM TRA BÀI CŨ
TÌNH HUỐNG:
Sau khi lừa được 1 tỉ đồng của bạn mình, anh B mang số tiền đó đi giúp đỡ những người nghèo khổ, những người lang thang cơ nhỡ và trẻ em khuyết tật. Có ý kiến cho rằng, việc làm của anh B là vi phạm pháp luật nhưng không vi phạm đạo đức.
- Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?
BÀI 11
MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
( 2 TIẾT)
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Nghĩa

vụ
Lương

tâm
Danh dự và
nhân phẩm
Hạnh
phúc
NGHĨA VỤ
a. Nghĩa vụ là gì
Em hãy kể ra một số nghĩa vụ mà bản thân em hoặc gia đình em đã từng thực hiện?
Ch?p h�nh lu?t ATGT
Đóng học phí
Nghia v? qu�n s?
Nộp thuế
TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI THỰC HIỆN CÁC NGHĨA VỤ CỦA MÌNH?
Nhằm đảm bảo hài hoà những lợi ích và nhu cầu giữa các thành viên trong xã hội

Nghĩa vụ là yêu cầu chung được xã hội đặt ra, áp dụng cho tất cả mọi người
Thực hiện nghĩa vụ cũng chính là cách thể hiện trách nhiệm trước người khác, cộng đồng và xã hội
Có ý kiến cho rằng “Chỉ những người đến tuổi trưởng thành mới phải thực hiện nghĩa vụ
của mình, còn những người khác thì không? Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Nghĩa vụ là gì?
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân
đối với yêu cầu, lợi ích chung của
cộng đồng, của xã hội
TÌNH HUỐNG
Đã hết giờ làm việc nhưng ngoài phòng chờ vẫn còn 2 bệnh nhân ngồi chờ.
Bác sĩ về và hẹn họ đến khám vào ngày hôm sau vì đã hết giờ làm việc
Bác sĩ tiếp tục khám cho 2 bệnh nhân vì sợ đến ngày hôm sau họ mất công đi lại, chờ đợi
Trong 2 trường hợp trên, người bác sĩ có hoàn thành nghĩa vụ của mình không? Phân tích sự khác nhau giữa cách xử sự của bác sĩ trong 2 trường hợp trên?
Ví dụ
Nghĩa vụ pháp lý: Cá nhân hoàn thành trách nhiệm, ...do một sự bắt buộc cần thiết
Nghĩa vụ đạo đức: Cá nhân hoàn thành trách nhiệm... Với một tình cảm thôi thúc tự bên trong, hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi
Hãy theo dõi tình huống sau:
Tình huống 2:
Đường vào thôn em đi lại thật khó khăn, mỗi khi trời mưa là bùn lầy đến
mắt cá chân.Em đã nhiều lần bị ngã khi đi học, vừa bẩn hết quần áo lại còn
bị muộn học nữa.Thật may, đầu năm tới Nhà nước sẽ đầu tư làm mới con đường
đến thôn em. Nhưng con đường lại đi qua mảnh vườn mà Bà em đã vất vả trồng
và chăm sóc bao nhiêu là cây ăn trái. Bà em phải làm thế nào bây giờ?
Nhà nước mà lấy vườn cây của Bà rồi, Bà sẽ tìm đâu ra nguồn thu nhập mới?
Qua tình huống trên, hãy cho biết:
Có phải lúc nào lợi ích cá nhân và xã hội cũng
phù hợp với nhau không? Khi mâu thuẫn
xảy ra, cần giải quyết như thế nào?
- Cá nhân phải biết đặt nhu cầu và lợi ích của xã hội lên trên, trong trường hợp cần thiết, phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì lợi ích chung.
- XH có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
b, Nghĩa vụ đạo đức của người thanh niên Việt Nam hiện nay (Đọc thêm)
1.Chăm lo rèn luyện đạo đức.
2. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ.
3. Tích cực lao động sản xuất.
4. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2, Lương Tâm.
a, Lương tâm là gì?
Cho tình huống sau:
Bạn A mất 100.000đ. Tìm mãi mà không thấy nên bạn có ý nghi ngờ bạn B ngồi cạnh mình đã lấy trộm và bạn đã bóng gió nói đến sự nghi ngờ của mình. Vài ngày sau,bạn phát hiện tờ 100.000đ của mình để quên trong quyển vở bài tập ở nhà, bạn hối hận vô cùng vì đã lỡ nghi ngờ bạn B và tự nhủ: từ giờ trở đi mình phải bình tĩnh xem xét, tìm hiểu chứ không nên kết luận vội vàng làm sứt mẻ tình bạn!
Bạn A đã tự đánh giá, điều chỉnh
hành vi của mình như thế nào?
Năng lực tự đánh giá, điều chỉnh hành vi
đó gọi là gì?
- Lương tâm: là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
Em hãy chỉ ra những biểu hiện khác nhau giữa người có lương tâm và người vô lương tâm, ví dụ minh hoạ
Khi làm được
những việc tốt
hoặc
đạt kết quả cao
trong học tập,
em cảm thấy
thế nào?
Khi có các
hành vi sai lầm,
vi phạm các
chuẩn mực
đạo đức,
em cảm thấy
như thế nào?
Hai trạng thái
của lương tâm:
Thanh thản.
Cắn rứt.
Ý nghĩa hai trạng thái
của lương tâm:
Thanh thản: giúp con người tự tin vào bản thân hơn, giúp họ ngày càng sống đẹp, sống lành mạnh
Cắn rứt: Giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội
b,Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Lương tâm của mỗi người mang tính bẩm sinh, di truyền có đúng không? Vì sao?
Lương tâm là kết quả của
quá trình giáo dục,
nhận thức, tu dưỡng và rèn luyện
của mỗi người
Theo em, con người có thể đánh mất lương tâm của chính họ hay không? Tại sao
Người có lương tâm cũng có thể
đánh mất lương tâm của mình
bất cứ lúc nào nếu không chịu
Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện.
Cá nhân không chỉ phải có lương tâm,
mà phải biết giữ gìn lương tâm
b,Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
Con người phải rèn luyện
thế nào để trở thành người có
lương tâm? Liên hệ bản thân em?











* Đối với mọi người:
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bản thân.
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, bao dung và nhân ái.
* Đối với học sinh:
- Tự giác thực hiện nghĩa vụ của học sinh.
- Rèn luyện ý thức đạo đức, tác phong kỉ luật.
- Có lối sống lành mạnh, biết quan tâm đến người khác.
nguon VI OLET