Tình Hình Tài Nguyên Việt Nam
Lớp 11TN4 – Tổ 3
Do đặc điểm khí hậu và địa hình nên nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng. Có 4 nhóm tài nguyên chính:
Tài Nguyên Khoáng Sản
Tài Nguyên Nước
Tài Nguyên Đất
Tài Nguyên Rừng
Tài Nguyên Khoáng Sản
Dầu khí: Việt Nam có tiềm năng dầu khí và đang đứng thứ ba ở Đông Nam Á
Than khoáng: Có tiềm năng về than khoáng các loại: Than biến chất thấp, Than biến chất trung bình (bitum), Than biến chất cao (anthracit).
Urani: nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên.
Địa nhiệt: Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam không lớn nhưng có thể coi là nguồn năng lượng bổ sung cho các nguồn năng lượng truyền thống.
Kim loại: Việt Nam có nhiều loại như: sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, đất hiếm, vàng, bạc, platin v.v...
Tài Nguyên Khoáng Sản
Khoáng chất công nghiệp:
- Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp như apatit, phosphorit, baryt, than bùn, sét gốm sứ, cát thuỷ tinh, sét dẻo chịu lửa, thạch anh tinh thể,... khai thác phục vụ cho các ngành nông, công nghiệp.
Vật liệu xây dựng
-Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong,… phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.
-Từ năm 1987 chúng ta đã phát hiện nhóm đá quý ruby, saphia, peridot, ... nhưng trữ lượng không lớn.
Thực trạng:
Việt Nam là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết các loại không nhiều.
Một số loại khoáng sản như bauxit, đất hiếm, ilmenit ta có tài nguyên trữ lượng tầm cỡ thế giới thì thế giới cũng có nhiều và không có nhu cầu tiêu thụ lớn.
Nếu so sánh với các nước ở trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản, có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể.
Tài Nguyên Khoáng Sản
Tài Nguyên Nước
Hiện tại, TN nước của VN đang phải chịu rất nhiều sức ép, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia:
1. 60% nguồn nước của Việt Nam chủ yếu  phụ thuộc  vào nước ngoài. => Nhiều công trình thủy điện được xây dựng làm nguồn nước chảy về VN sẽ ngày càng suy giảm, làm gia tăng xâm nhập mặn, suy giảm hàm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản...
2. Nguồn nước phân bố không cân đối giữa các vùng, các lưu vực sông. 
Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3.
Tài Nguyên Nước
3. Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt là trong mùa khô. Nguồn nước dưới đất cũng bị khai thác quá mức.
4. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, nhiều nơi có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm.
Nguồn nước mặt ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm, nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các cơ sở sản xuất không được xử lý nhưng vẫn xả ra môi trường, vào nguồn nước.
5. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tài nguyên nước.
Mùa khô ngày càng kéo dài, mực nước biển dâng cao dẫn tới ngập lụt, gia tăng tình trạng xâm nhập mặn.
Tài Nguyên Nước
Về Biển, thủy hải sản:
Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, có tới 11.000 loài sinh vật thủy sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo.
Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế: chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt.
Tài Nguyên Đất
Ðất chính là một dạng tài nguyên vật liệu của con người, dùng để ở hay xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ con người và phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
• Tỉ trọng đất ở nước ta
+ Tổng diện tích là 14.777 triệu ha, Trong đó có 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% tổng diện tích là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.
• Hiện trạng tài nguyên đất của Việt Nam:
+Tài nguyên đất của Việt Nam hiện đang bị suy thoái rất nghiêm trọng do nhiều lý do như: xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, ô nhiễm đất, bạc màu, nhiễm phèn và do biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp đã bị sa mạc hoá.
Tài Nguyên Rừng
- Rừng là một hệ sinh thái phong phú, đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các loài động thực vật, cung cấp oxy, điều hòa khí hậu và điều chỉnh lưu lượng nước trên Trái Đất.
- Rừng được chia thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng.
+ ¾ diện tích đất đai của nước ta là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái.
+ Tính đến năm 2010 nước ta có tổng diện tích rừng là 13.388.075 ha, độ che phủ rừng toàn quốc là 39,5%
Tài Nguyên Rừng
Nạn phá rừng ở nước ta đã đến mức báo động, vào tháng 12/2009: 4145,74 ha rừng đã bị tàn phá.
Bình quân diện tích rừng theo đầu người của nước ta vào loại thấp nhất thế giới.
Giai đoạn 1943-1995 diện tích rừng theo đầu người liên tục giảm mạnh từ 0.63 ha/người xuống còn 0.13 ha/người tức giảm tới 0.5 ha/người. Từ năm 1995 đến nay tuy có tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2009 chỉ số này là 0.15 ha/người thấp hơn nhiều so với trung bình của thế giới (0.93 ha/người).
Diện tích rừng bị cháy của nước ta diễn biến thất thường qua các năm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Trung bình mỗi năm nước ta mất khoảng 414.2 ha rừng do bị cháy, riêng năm 1998 là 1 trong những năm hạn hán nhất trong lịch sử diện tích rừng bị cháy đạt tới con số kỉ lục 19 943,3 ha
Kết luận: Mỗi chúng ta hãy tự ý thức được việc làm của mình để góp phần giúp cho môi trường sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Hãy trồng cây xanh mỗi ngày, bạn sẽ góp phần làm không khí trong lành, không những thế mà bạn còn có thể giúp cho cuộc sống của chính bạn và mọi người khỏe mạnh và ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó hãy sử dụng 1 cách hợp lí các tài nguyên để tránh dẫn đến tình trạng kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
nguon VI OLET