Bài 12 Giao tiếp với hệ điều hành
3. Ra khỏi hệ thống
a) khái niệm : là thao tác để hệ điều hành dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng…để tránh mất mát tài nguyên, chuẩn bị cho phiên làm việc tới thuận lợi hơn
Phải ra khỏi hệ thống :
+ để tránh mất mát tài nguyên
+ để máy có thời gian nghỉ ngơi
+ chuẩn bị cho phiên làm việc mới thuận tiện hơn.
Vì sao phải ra khỏi hệ thống ?
b) Các chế độ ra khỏi hệ thống
Có 3 cách ra khỏi hệ thống :
+ Tắt máy (shutdown hoặc turnoff)
+ Tạm dừng (Stand By)
+ Ngủ đông (hibernate)
Có bao nhiêu cách ra khỏi hệ thống ?
-Chế độ Shutdown (Turn off) là máy sẽ tắt thực sự, tức là có thể rút hẳn nguồn của máy tính. Khi chọn chế độ này CPU, RAM, disk, màn hình đều ngừng hoạt động. Để máy làm việc lại, bạn phải nhấn Power trên cây máy hay laptop, máy sẽ được nạp lại hệ điều hành từ đầu và mọi phiên làm việc đều bắt đầu hoàn toàn mới. 
- Chế độ Standby (Sleep) thì chỉ có các thiết bị nhập xuất như màn hình, ổ đĩa, bàn phím, chuột... dừng hoạt động (đỡ tốn điện), còn CPU và RAM vẫn hoạt động, các chương trình đang chạy vẫn giữ nguyên. Khi ta nhấn nút nguồn hay rê chuột, máy sẽ thoát khỏi chế độ Standby và quay trở lại hoạt động như bình thường. Như vậy chế độ Standby gần giống chế độ Screen Saver (bảo vệ màn hình).
- Chế độ Hibernate sẽ lưu toàn bộ trạng thái làm việc của máy vào ổ cứng rồi tắt máy (gần giống như Shutdown). Mỗi khi bật máy lên, máy sẽ khởi động và nạp toàn bộ trạng thái làm việc lần cuối vào RAM rồi hoạt động tiếp từ trạng thái đó. Các chương trình đang chạy, tài liệu đang soạn thảo, các game đang chơi đều được giữ nguyên. 
b) Phân biệt các chế độ ra khỏi hệ thống
nguon VI OLET