BÀI 12: THỰC HÀNH:
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. Mục tiêu.
II. Phương tiện dạy học.
III. Nội dung và cách tiến hành.
1. Phương pháp sơ cứu.
2. Băng bó cố định.
IV. Thu hoạch.
I. Mục tiêu bài học:
Nêu được những nhân dẫn đến gãy xương
Biết cách sơ cứu khi gặp người bị gãy xương
Biết băng bó cố định khi bị gãy xương cẳng tay, xương chân
II. Phương tiện dạy học.
* Mỗi nhóm học sinh (4 - 5 em) có:
Hai thanh nẹp dài 30 - 40cm, rộng 4 - 5 cm. nẹp bằng gỗ bào nhẵn, dày 0,6 - 1cm
Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2 mét
Bốn miếng vải sạch kích thước 20 x 40 cm hay gạc y tế.
III. Nội dung và cách tiến hành.
NHIỆM VỤ 1 (8 phút):
Câu 1: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
Câu 2: Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi?
Câu 3: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì?
Câu 4: Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại chỗ gãy không? Vì sao?
Câu 5: Khi gặp người bị gãy xương ta cần thực hiện ngay các thao tác nào?
Câu 1: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?
 Nguyên nhân gãy xương tai nạn lao động, tai nạn giao thông, do ẩu đả...làm gãy xương.
Câu 2: Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi?
 Sự gãy xương liên quan đến lứa tuổi, ở người già có tỉ lệ cốt giao giảm nên xương xốp giòn dễ gãy hơn người trẻ.
Câu 3: Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì?
 Khi tham gia giao thông cần phải tuân theo luật giao thông, luôn luôn đi bên phải, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên ôtô xe máy, không vượt đèn đỏ.
Câu 4: Gặp người bị tai nạn gãy xương, chúng ta có nên nắn lại chỗ gãy không? Vì sao?
 Khi gặp người bị gãy xương không nên tự ý nắn xương . Vì điều ấy có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh và có thể làm rách cơ và da.
Câu 5: Khi gặp người bị gãy xương ta cần thực hiện ngay các thao tác nào?
 Cần thực hiện các thao tác: Đặt nạn nhân nằm yên,dùng gạc hay băng sạch, nhẹ nhàng lau sạch vết thương, tiến hành sơ cứu
III. Nội dung và cách tiến hành.
1. Phương pháp sơ cứu.
Bước 1: Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương
Bước 1: Buộc định vị ở 2 bên đầu xương và 2 bên chỗ xương gãy
Bước 3: Dùng vải băng quấn chặt đoạn xương gãy, băng từ trong cổ tay ra
Bước 4: Làm dây đeo cẳng tay vào cổ
2. Băng bó cố định.
Trong trường hợp băng bó cho người bị gãy chân băng cổ chân vào như hình 12.4
Hoạt động thực hành băng bó khi người bị gãy xương
Mỗi em thực hiện sơ cứu và băng bó cho một bạn giả định bị gãy xương tay, gãy xương chân.
- Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay.
IV. Thu hoạch.
Bước 1: Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương
Bước 1: Buộc định vị ở 2 bên đầu xương và 2 bên chỗ xương gãy
Bước 3: Dùng vải băng quấn chặt đoạn xương gãy, băng từ trong cổ tay ra
Bước 4: Làm dây đeo cẳng tay vào cổ
Dặn dò
Hoàn thành bài thu hoạch.
Đọc trước bài 13. Máu và môi trường trong cơ thể/ 42 SGK.
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Đề bài: Hãy tóm tắt chủ đề “VẬN ĐỘNG” dưới dạng sơ đồ?
Yêu cầu:
Vẽ sơ đồ tóm tắt các nội dung chính trên một đôi giấy kiểm tra, ghi rõ họ, tên, lớp.
Trang trí các nhánh của sơ đồ bằng bút màu.
Thời hạn nộp: thứ tư, ngày 20/ 10/ 2021
nguon VI OLET