TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ ĐÔ II
MÔN : ĐẠO ĐỨC LỚP 3
GV : Vương Thị Mai
Trò chơi
Ai đúng ai sai?





Những việc cần làm thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế

A) Mỉm cười thân thiện, vẫy tay chào các bạn thiếu nhi nước ngoài khi gặp mặt.
B) Xấu hổ, lảng tránh khi các bạn thiếu nhi quốc tế đến thăm trường mình.

Những việc cần làm khi gặp đám tang
A) Nhường đường.
B) Ngả mũ, nón.
C) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019
Đạo đức:
Tôn trọng thư từ, tài sản
của người khác (tiết 1)
Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai.

Hãy cùng bạn đóng vai theo tình huống sau:
Nam và Minh đang học nhóm ở nhà thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
- Đây là thư của chú Hà con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào phù hợp nhất?
Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Minh và Nam nếu thư bị bóc?
 Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Bài tập 2
Bài tập 2a: Điền những từ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:

Thư từ, tài sản của người khác là…….. mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm……. .
Mọi người cần tôn trọng ……riêng của trẻ em.
Thư từ, tài sản của người khác là mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm
- Mọi người cần tôn trọng riêng của trẻ em.
của riêng
pháp luật .
bí mật
………………..
…………….…
……..…….
Bài tập 2b: Đánh dấu + trước những việc nên làm, đánh dấu - vào trước những việc không nên làm trong những hành động, việc làm dưới đây.
Tự ý sử dụng thư từ, sách vở, đồ dùng của người khác khi chưa được phép.
Giữ gìn, bảo quản cẩn thận khi mượn sách vở, đồ dùng của người khác.
Xin phép, hỏi mượn khi muốn sử dụng sách vở, đồ dùng của người khác.
Xem trộm nhật kí của người khác.
Nhận giùm thư khi hàng xóm đi vắng.
Tự ý lấy đồ người khác để dùng.
Sử dụng đồ của người khác xong rồi mới hỏi mượn.
Làm hỏng đồ chơi của người khác mà không xin lỗi.
Hái trái cây trong vườn nhà hàng xóm để ăn mà không hỏi xin chủ nhà.
Lấy sách, truyện của người khác để đọc rồi lại cất trả vào chỗ cũ.
Bày tỏ ý kiến
NÊN
KHÔNG NÊN
1. Tự ý sử dụng thư từ, sách vở, đồ dùng của người khác khi chưa được phép.
2. Giữ gìn, bảo quản cẩn thận khi mượn sách vở, đồ dùng của người khác.
3. Xin phép, hỏi mượn khi muốn sử dụng sách vở, đồ dùng của người khác.
4. Xem trộm nhật kí của người khác.
5. Nhận giùm thư khi hàng xóm đi vắng.
6. Tự ý lấy đồ của người khác để dùng.
7. Sử dụng đồ của người khác xong rồi mới hỏi mượn.
8. Làm hỏng đồ chơi của người khác mà không xin lỗi.
9. Hái trái cây trong vườn nhà nhà hàng xóm để ăn mà không hỏi xin chủ nhà.
10. Lấy sách, truyện của người khác để đọc rồi để lại chỗ cũ.
 Thư từ, tài sản của người khác kể cả trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác là phải hỏi mượn khi cần, sử dụng khi được phép và giữ gìn, bảo quản khi dùng.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa?
Việc đó xảy ra như thế nào?
TRÒ CHƠI
EM LÀM PHÓNG VIÊN
Ghi nhớ:
Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật.
Dặn dò:
- Xem lại bài
- Chuẩn bị bài: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác (tiết 2)
nguon VI OLET