Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG NHI
Bài hát vừa rồi có nhắc đến ai ?
Các con đã từng nhận thư hoặc chuyển thư cho người khác chưa ?
Khi nhận thư và chuyển thư cho người khác, các em cần phải làm gì ?
Bài 12: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1)
ĐẠO ĐỨC LỚP 3
Hoạt động 1
Đóng vai
và xử lí tình huống
Bức tranh vẽ gì ?
* Tình huống:
Nam và Minh đang học nhóm ở nhà thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng.Nam nói với Minh:
- Đây là thư của chú Hà con ông Tư hang xóm gửi từ nước ngoài về. Chúng ta bóc ra xem đi.
Tình huống vừa rồi bác đưa thư nhờ Nam và Minh việc gì ?
Khi cầm thư trên tay Nam nói với Minh điều gì ?
Nếu là Minh em sẽ làm gì ? Hãy suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết nhé ?

1. THẢO LUẬN NHÓM BÀN
HOẠT ĐỘNG 1
2. ĐÓNG VAI – XỬ LÍ
TÌNH HUỐNG
Trong cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
Cách giải quyết không bóc thư ra xem. Giữ thư nguyên vẹn và đưa cho ông Tư khi ông quay về.
Em thử đoán xem, ông Tư sẽ nghĩ gì nếu thư bị bóc ?
Nếu thư bị bóc, ông Tư sẽ nghĩ Nam và Minh là những đứa trẻ chưa ngoan, tò mò, chưa biết tôn trọng thư của người khác.
Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác, đó là tôn trọng thư từ của người khác.
Kết luận:
Đoạn clip vừa rồi bạn Linh đã làm gì khi thấy mẹ đi công tác về ?
Sau khi chào hỏi mẹ, Linh đã lục ngay túi mẹ xem mẹ có mua quà gì cho mình không.
Các em hãy suy nghĩ việc làm của Linh là đúng hay sai ?
Hành động đó của Linh là chưa đúng.Bạn chưa xin phép mẹ mà đã lục túi mẹ.
Trong tình huống này Linh nên làm gì ?
Linh nên hỏi mẹ xem mẹ có mua quà cho mình hay không. Hoặc Linh phải xin phép mẹ. Nếu mẹ không đồng ý Linh không nên lục túi mẹ như vậy. Như vậy là Linh không tôn trọng mẹ.
Không chỉ thư từ mà tài sản của người khác thì chúng ta không nên tự ý lấy hoặc sử dụng khi chưa được cho phép vì như thế là các em không tôn trọng người đó. Muốn sử dụng chúng ta phải xin phép. Đó chính là việc chúng ta thể hiện cách tôn trọng tài sản của người khác.
Kết luận:
Bài tập số 2:
a, Điền những từ ngữ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
- Thư từ, tài sản của người khác là ……… mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm …….
- Mọi người cần tôn trọng ……. riêng của trẻ em.
Pháp luật là những quy định do nhà nước ban hành và người dân phải thực hiện theo quy định đó.
Bài tập số 2:
a, Điền những từ ngữ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
- Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm pháp luật. 
- Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em.
CHIA SẺ
Các em ạ, nhật kí là tài sản riêng của mỗi người. Chính vì vậy chúng ta không nên tự ý đọc trộm nhật kí của người khác.Trẻ em cũng có những bí mật riêng tư cần được tôn trọng, chính vì vậy chúng ta hãy luôn thể hiện bản thân là một người biết tôn trọng quyền riêng tư của người khác các con nhé.
Kết luận:
Bài tập số2:
b, Đánh dấu + vào ô trống trước những việc nên làm, đánh dấu – vào ô trống trước những việc không nên làm trong những hành động, việc làm dưới đây.
NÊU Ý KIẾN BẰNG
THẺ XANH ĐỎ
Tại sao không nên tự ý sử dụng khi chưa cho phép ?
Tại sao chúng ta phải giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn ?
Tại sao làm hỏng đồ chơi của người khác mà không xin lỗi thì hành động đó không nên làm ?
Thư từ tài sản của người khác thuộc quyền sở hữu của ai? Chúng ta cần có thái độ như thế nào?
Thuộc quyền sở hữu của mỗi người.Chúng ta cần có thái độ tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
Tài sản chung thì chúng ta cần có thái độ như thế nào ?
Tài sản chung là của tất cả mọi người.Chúng ta cần tôn trọng, bảo quản và giữ gìn cẩn thận.
Tôn trọng thư từ và tài sản là phải hỏi mượn khi cần; giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn; chỉ sử dụng khi được cho phép và bảo quản, giữ gìn khi sử dụng.
Kết luận:
Ngoài thư từ và tài sản chúng ta đã được học ở những bài tập trên thì những đồ vật gì chúng ta không nên tự ý sử dụng hoặc lấy của người khác ?
Bút, sách, cặp, giày, dép, điện thoại, bài kiểm tra,….
nguon VI OLET