SỞ GD&ĐT HẬU GIANG QUỸ LAURENCE S’TING
Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning
--------
NU?C D?I VI?T ? TH? K? XIII
( TI?P THEO)
B�i gi?ng:
Chuong trỡnh L?CH S? 7
Giỏo viờn: D?ng Th? Xin
Xindt.c2luongnghia.longmy@haugiang.edu.vn
Di?n tho?i: 01202864224
Tru?ng THCS Luong Nghia
huy?n Long M?, t?nh/tp H?u Giang
Thỏng 12/2015
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ
MÔN: LỊCH SỬ 7

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
Tuần: 12
Tiết: 23
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
( TIẾP THEO)
Bài:13
I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
II. NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Hỏi: Sau khi được thành lập nhà Trần đã làm gì để cai quản đất nước?
Ổn định tình hình chính trị, xã hội.
Xây dựng chính quyền mới.
Tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phòng
1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
Hỏi: Vì sao mới thành lập nhà Trần lại rất quan tâm đến việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
Hỏi: Quân đội nhà Trần được tổ chức như thế nào?
- Quân đội gồm: Cấm quân và quân ở các lộ.
Hỏi: Ngoài cấm quân và quân ở các lộ, quân đội nhà Trần còn những bộ phận nào?
1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng

 - Ở làng xã có hương binh, quân của các vương hầu.
Quân ở các lộ
Cấm quân
Hương binh
Hỏi: Quân đội nhà Trần được tuyển chọn theo chính sách và chủ trương nào?

 - Chính sách: “ Ngụ binh ư nông”.
 - Chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhụê không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
Hình 27: Những chiến binh thời Trần
Hỏi: Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?
 - Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
Thảo luận nhóm: (3 phút)
Câu hỏi: Tổ chức quân đội thời Trần có điểm gì giống và khác với thời Lý?
- Điểm giống:
+ Gồm hai bộ phận chính: Cấm quân và quân ở các lộ.
+ Xây dựng quân đội theo chính sách “ ngụ binh ư nông”.
Điểm khác:
+ Quân đội được tuyển dụng ở quê hương họ Trần.
+ Chủ trương “ Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
Hỏi: Để củng cố quốc phòng nhà Trần đã làm gì?
 - Bố trí tướng giỏi, quân đông ở những nơi hiểm yếu.


2. Phục hồi và phát triển kinh tế
Hỏi: Để ổn định chính trị, xã hội, củng cố quốc phòng nhà Trần đã làm gì?
a. Nông nghiệp:
Cảnh đắp đê dưới thời Trần
Hỏi: Để phục hồi và phát triển nông nghiệp nhà Trần đã thực hiện những chủ trương gì?
a. Nông nghiệp:
 - Chú trọng khai hoang, làm thủy lợi. Đặt chức Hà đê sứ.
Hỏi: Em có nhận xét gì về chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần gì?
Hỏi: Với chủ trương đó, kết quả nông nghiệp như thế nào?
 - Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
DỆT LỤA
ĐÚC ĐỒNG
b. Thủ công nghiệp:
 Các xưởng thủ công của nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển như gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng…..
Hỏi: Nêu các loại hình thủ công nghiệp ở thời kì này?
c. Thương nghiệp:

Hỏi: Nêu vài nét về tình hình thương nghiệp dưới thời nhà Trần?

VÂN ĐỒN
Lược đồ: Hành chính thời Trần
Vân Đồn ngày xưa
Vân Đồn ngày nay
Thông tin:
- Vân đồn nằm ở phía Đông Nam vịnh Hạ Long (thuộc tỉnh Quảng Ninh). Đây là cảng ngoại thương đầu tiên của nước ta
- Là nơi có vị trí tự nhiên thuận lợi để thuyền bè qua lại, trú đỗ nằm trên trục hàng hải từ trung quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.
 - Chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các làng, xã.
 - Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển nhất là ở Vân Đồn.


c. Thương nghiệp:
BÀI TẬP CỦNG CỐ:
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chổ trống:
Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “……………………….” và chủ trương “ Quân lính cốt tinh nhuệ, không…………….”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
Quân đội nhà Trần được học tập……………và luyện tập…………thường xuyên.
Ngụ binh ư nông
cốt đông
binh pháp
võ nghệ
Khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu câu với ý trả lời đúng.
Bài 2: Nhà Trần đã đặt thêm chức quan gì để trông coi, đốc thúc việc sửa và đắp đê?
A. Đồn điền sứ.
B. Khuyến nông sứ.

C. Hà đê sứ.
D. Tất cả ý trên.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài 13 tiết 2.
Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 54.
Soạn bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên (thế kỉ XIII)
Phần I: Cuộc kháng chiến lần thứ I chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)



CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC GIỎI
nguon VI OLET