TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

Khoa Dầu Khí

Oil & Gas Club
Phong Hóa


Sinh viên : Tăng Văn Luyện
Lớp: Địa Vật Lý K59
Ban: Chuyên Ngành
Email: tangluyenlnbg@gmail.com
Nội Dung
1. Khái niệm

2. Phân Loại

3. Vỏ Phong Hóa
1. Khái Niệm
Phong hóa là hiện tượng địa chất ngoại sinh, làm phá hủy thành phần và cấu trúc của các đá và khoáng vật trên bề mặt trái đất dưới tác động của điều kiện khí hậu và hoạt động của sinh vật trên bề mặt trái đất (nhiệt độ, độ ẩm,băng hà, sinh vật,..)
2. Phân Loại

Phong hóa vật lý : Là quá trình phá hủy đá bằng các tác nhân vật lý,làm các đá bị vỡ vụn nhưng không làm thay đổi thành phần của đá.

Nguyên Nhân:

Nứt nẻ do giải phóng áp suất.
Nứt nẻ do nước đóng băng.
Phá hủy,bào mòn do ma sát.
Phá hủy do sinh vật.
Phá hủy do tăng - giảm nhiệt độ.
2. Phân Loại
Phong hóa hóa học : Là quá trình phá hủy đá do các phản ứng hóa học, làm cho đá thay đổi về thành phần hóa học, khoáng vật.
Các phương thức:
1. Phương thức hòa tan: các khoáng vật bị hòa tan trong nước tạo thành các ion tự do.
CaCO3 +CO2 +H2O↔Ca(HCO3)2
Kết quả của phản ứng hòa tan thuận nghịch xảy ra trong các đá cacbonat là tạo thành các hang động karst hoặc các măng/nhũ, cột đá trong các hang động này.

2. Phương thức oxi hóa (có sự tham gia của oxi):
FeS2 +nH2O → FeSO4 + Fe2(SO4)3 → Fe2O3 + nH2O

3. Phương thức hydrat hóa (có sự tham gia của nước):
CaSO4 (anhydrit) + H2O → CaSO4.2H2O ( thạch cao)

4. Phương thức thủy phân: có sự trao đổi các ion H+, OH- với các ion của các nguyên tố trong thành phần khoáng vật thuộc nhóm silicat.
2KAlSi3O8 (feldspar) + 2H + 2HCO3 + H2O → Al2Si2O5(OH)4 (kv.sét) + 2K + + 2HCO3- + 4SiO2 (silic)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phong hóa và chiều dày vỏ phong hóa:
1. Thành phần thạch học không đồng nhất dẫn đếnhệ số giãn nở khác nhau, cấu tạo và kiến trúc đá, màu sắc (đá sẫm màu dễ phong hóa hơn đá sáng màu), độ hạt (đá hạt thô phonghóa mạnh hơn đá hạt mịn), chế độ phá hủy kiến tạo: đá dập vỡ mạnh dễ phong hóa hơn đá nguyên khối.
2. Điều kiện khí hậu: quá trình phong hóa ở vùng khí hậu nóng ẩm xảy ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt là phong hóa hóa học) so với vùng khí hậu khô lạnh.
3. Yếu tố địa hình: địa hình cao và dốc thường bị bóc mòn nhanh hơn địa hình bằng phẳng và thấp nhưng lại có lớp vỏ phong hóa mỏng hơn.


Mức độ ổn định của các khoáng vật trong quá trình phong hóa.
Không bị phong hoá: bạch kim, vàng, kim cương, canxiterit .
Ổn định: Thạch anh, granat .
Tương đối ổn định: Muscovit, orthocalas, microclin, plagiocalas axit .
Kém ổn định: Horblend, pyroxen .
Rất không ổn định: Plagioclas bazơ, biotit, các khoáng vật nhóm carbonat và sulphur.
3. Vỏ phong hóa
Khái niệm: là sản phẩm của quá trình phong hóa nằm tại nới đá bị phá hủy.


Phân loại: căn cứ vào thành phần vật chất chia ra các loại vỏ phong hoá sau:
Vỏ phong hoá feralit: có thành phần oxit sắt và oxit nhôm tương đương nhau. Khoáng vật sét chủ yếu là caolinit.
Vỏ phong hoá alit là loại vỏ phong hoá có lượng oxit nhôm nhiều hơn oxit sắt.
Vỏ phong hoá macgalit: có khoáng vật sét chính là montmorilonit (thường phân bố ở vùng núi cao, giàu cacbonat, có thảm mùn hữu cơ dày)
Vỏ phong hoá macgalit-feralit trong thành phần vừa có montmorilonit, vừa có caolinit.
Mặt cắt vỏ phong hóa đầy đủ:

- Đới laterit

- Đới sét loang lổ (litoma)

- Đới vỡ vụn (saprolit)

- Đới đá gốc







Vỏ phong hóa laterit:
nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm.
Tài liệu tham khảo:

Giáo Trình Đại Chất Đại Cương_Đào Văn Nghiêm

Bái Giảng Địa Mạo Đai Cương_Nguyễn Quốc Hưng
nguon VI OLET