CHÀO MỪNG QUÝ THẦY VỀ DỰ GIỜ, THĂM LỚP!
GV: Nguyễn Thị Sim
MÔN: LỊCH SỬ. LỚP 7.2
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1. Theo lệnh nhà Trần, nhân dân Thăng Long đã thực hiện chủ trương gì trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Em hãy cho biết tác dụng của chủ trương đó.
Câu 2. Chiến thắng nào đánh dấu sự kết thúc ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên? Em hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng đó.
Đáp án câu 1
Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”.
- Tác dụng: dồn quân giặc vào thế bị động, khó khăn, thiếu lương thảo nuôi quân, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt quân xâm lược.
Đáp án câu 2
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288
Ý nghĩa: Tiêu diệt ý đồ xâm lược và thôn tính Đại Việt của đế chế Nguyên
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
(THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
1. Nguyên nhân thắng lợi
Mời các em quan sát hình ảnh
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương
chém đầu Toa Đô.
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
Trận Vạn Kiếp, thái tử Thoát Hoan phải
chui vào ống đồng cho quân kéo chạy về nước
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu”.
-Tụng giá hoàn kinh sư-
TRẦN QUANG KHẢI
Trận Bạch Đằng
HOẠT ĐỘNG NHÓM (4’)
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
(THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
Câu 1: Nêu một số dẫn chứng để thấy các tầng lớp nhân dân thời Trần đều tham gia kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?
(Nhóm 1+2)
Câu 2: Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên? Nhận xét về sự chuẩn bị đó?
(Nhóm 3+4)
Câu 3: Người có đóng góp lớn nhất trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên là ai? Vì sao?
(Nhóm 5+6)
Câu 4: Cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên có điểm gì giống và khác nhau?
(Nhóm 7+8)
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
1- Nguyên nhân thắng lợi
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
(THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
Câu 1: Các tầng lớp nhân dân tham gia:
Nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện “vườn không nhà trống”
Vương hầu, quan lại (Hội nghị Bình Than)
Các bậc phụ lão (Hội nghị Diên Hồng)
Các đội dân binh
Quân lính thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”
Trần Quốc Toản tập hợp gia nô…
Câu 2: Sự chuẩn bị của nhà Trần:
Sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh, luyện tập, canh giữ nơi hiểm yếu…
-Cử Trần Quốc Tuấn làm Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến (lần 2,3)
Duyệt binh, huy động toàn dân tham gia kháng chiến
-Chăm lo sức dân, tìm hiểu cuộc sống của dân, tạo sự đoàn kết triều đình với dân…
*Nhận xét: chuẩn bị chu đáo mọi mặt
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
(THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
Câu 3: Người có đóng góp lớn nhất: Trần Quốc Tuấn, vì:
Nhà lí luận quân sự tài ba.
-Tác giả bài Hịch tướng sĩ.
Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Giải quyết bất hòa…
Nghĩ ra cách đánh sáng tạo, độc đáo.
Câu 4: Cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến:
*Giống nhau:
Tránh thế giặc mạnh lúc đầu.
Chủ động vừa đánh chặn giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.
- Chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc.
- Thực hiện “vườn không nhà trống”.
*Khác nhau:
- Lần 1,2: Chờ giặc lâm vào thế nguy cấp ta mới đánh.
Lần 3:
+ Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương, làm cho giặc không có lương thảo nuôi quân…
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
(THẾ KỈ XIII) (tiếp theo)
1- Nguyên nhân thắng lợi
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
-Tất cả các tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc tham gia đánh giặc, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến…
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo…
MỜI CÁC EM QUAN SÁT
HÌNH ẢNH
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
( THẾ KỈ XIII) (tiếp theo)
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
1- Nguyên nhân thắng lợi
Vua Trần hạ lệnh sắm sửa vũ khí, ngày đêm luyện tập võ nghệ…
Triệu tập hội nghị Bình Than để bàn kế đánh giặc.
Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập Hội nghị Diên Hồng (1285).
Nên hòa hay nên đánh?
ĐÁNH
Trần Quốc Toản (1267-1285). Tháng 5/1285, ông cùng Chiêu Thành Vương và tướng Nguyễn Khoái đánh tan giặc ở Tây Kết (Hưng Yên), sau đó chỉ huy quân tham dự trận Chương Dương (Hà Nội) do Trần Quang Khải chỉ huy, tiến về giải phóng Thăng Long. Khi Thoát Hoan rút quân về Kinh Bắc (Bắc Ninh), ông được lệnh mai phục ở vùng sông Như Nguyệt (sông Cầu). Giặc qua đây, ông chỉ huy quân đánh quyết liệt. Giặc thua to, trong chiến thắng oanh liệt đó, người anh hùng 18 tuổi đã hi sinh. Vua Trần vô cùng thương tiếc, đã làm bài văn tế và phong tước vương cho ông.
“Phá cường địch, báo hoàng ân”
Từ tấm gương dũng cảm của Trần Quốc Toản mà phong trào Trần Quốc Toản đã ra đời vào tháng 2/1948 do Bác Hồ đề xướng, ban đầu là đi đánh giặc và lập nhiều chiến công nhưng cốt tham gia kháng chiến là để giúp đỡ đồng bào.
Phong trào lần đầu được phát động tại trường THCS Hợp Đức, Tân Yên, Hà Bắc (nay là Bắc Giang). Phong trào hoạt động thiết thực ở cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
Ngày nay, phong trào Trần Quốc Toản vẫn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú như: “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Áo lụa tặng bà”, “Những viên gạch hồng”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Biển đảo quê em”,… thông qua những công việc cụ thể như: chăm sóc mộ liệt sĩ, đến thăm gia đình thương bệnh binh, thăm mẹ Việt Nam anh hùng,…
Sát Thát
Quân lính lấy mực thích 2 chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
lên cánh tay


“...Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm...”
“...Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội mà sợ, phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.......có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng....”
(Trích trong “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn)
Hịch tướng sĩ



Một số danh tướng nổi tiếng thời Trần
Trần Quốc Tuấn
Trần Quang Khải
Trần Khánh Dư
Yết Kiêu
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
(THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
1. Nguyên nhân thắng lợi
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
2. Ý nghĩa lịch sử
a. Trong nước
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên.
- Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc…
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên giành thắng lợi có ý nghĩa gì?
MỜI CÁC EM QUAN SÁT HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ ĐẾ QUỐC MÔNG-NGUYÊN
Các cuộc chiến tranh xâm lược của Mông Cổ
từ năm 1211-1241
LỰC LƯỢNG QUÂN MÔNG CỔ
Kị binh Mông Cổ
Quân Mông Cổ dàn trận
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
1. Nguyên nhân thắng lợi
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
2. Ý nghĩa lịch sử
a. Trong nước
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên.
- Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc…
Thắng lợi trong ba lần chống quân Mông-Nguyên góp phần xây đắp truyền thống gì cho Việt Nam?
- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
Tượng đài Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tại Trường Sa (Khánh Hòa)
Tượng đài Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tại Nam Định
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Miếu thờ Hưng Đạo Vương tại thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi mất, nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta.
Tên Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) giờ đây đã trở thành tên trường, tên đường quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Là thế hệ sau, ta mãi ghi nhớ công ơn to lớn và nguyện học tập tốt để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013). Sinh ra tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ tháng 5/1945, đồng chí là Tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng mới, thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Tháng 10/1946, là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Chỉ huy Quân đội Nhân dân và Dân quân tự vệ Việt Nam. Tháng 1/1948, được phong quân hàm Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
1 TRONG 10 VỊ TƯỚNG GIỎI NHẤT THẾ GIỚI
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
1. Nguyên nhân thắng lợi
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
2. Ý nghĩa lịch sử
a. Trong nước
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên.
- Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc…
- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
Bài học được rút ra qua ba lần kháng chiến là gì?
- Để lại nhiều bài học trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Bài học kinh nghiệm đó còn phù hợp với thời kì hiện nay không ?
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
1. Nguyên nhân thắng lợi
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
2. Ý nghĩa lịch sử
a. Trong nước
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên.
- Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc…
- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
Chiến thắng quân Mông-Nguyên có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình thế giới?
- Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác.
b. Thế giới
- Để lại nhiều bài học trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Tiết 27 - Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
(THẾ KỈ XIII) - (tiếp theo)
Nguyên nhân thắng lợi
IV- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Ý nghĩa lịch sử
Tất cả nhân dân, dân tộc đều đánh giặc, quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Chuẩn bị chu đáo mọi mặt.
Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, quân đội là nòng cốt.
Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên.
Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc…
Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác.
1. Học bài, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
3. Chuẩn bị bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần (2 tiết):
* Tiết 1: phần I: Sự phát triển kinh tế:
Mục 1: Tình hình kinh tế sau chiến tranh:
- Nông nghiệp: nêu chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp thời Trần? Nhận xét.
- Thủ công nghiệp: kể tên các nghề thủ công? Quan sát hình ảnh, nhận xét.
- Thương nghiệp: trao đổi, buôn bán diễn ra như thế nào?
Mục 2: Tình hình xã hội sau chiến tranh:
- Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
nguon VI OLET